Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đối với biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:

  1. Xử lý vi phạm hành chính.

Ngày 12.11.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình với mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng chống bạo lực gia đính từ 100.000 đồng đến 30 triệu đồng. Trong đó, đối với các hành vi bạo lực gia đình chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả. Mứt phạt tiền từ 100.000 đồng từ đến 2 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi được quy định trong các điều từ điều 49 đến điều 57 Mục 4 Chương 2 Nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP.

  1. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

  • Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

  • Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. (Điều 43 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007)