Dân gian ta thường nói “Yêu nhau củ ấu hóa tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn thành vuông”. Khi vợ chồng còn yêu thương nhau thì không có sự phân biệt rõ ràng về tài sản chung, tài sản riêng, tiền của anh, tiền của em, tiền nào của chúng ta, cũng không quan tâm gì đến các giấy chứng nhận tài sản mang tên ai. Đến khi có mâu thuẫn xảy ra thì việc phân chia tài sản khi ly hôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bên, lúc này việc chứng minh và xác định tài sản chung riêng lại hết sức khó khăn, phức tạp và thường nảy sinh nhiều tranh chấp phải cần đến các Luật sư tư vấn ly hôn chia tài sản.
1. Tài sản nào được phân chia khi ly hôn?
- Vợ chồng có tài sản chung và tài sản riêng, có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng.
- Khi vợ chồng ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của họ.
- Đối với tài sản chung, về nguyên tắc được chia đôi và có xem xét một số yếu tố theo quy định pháp luật.
- Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng và được chia theo quy định pháp luật.
2. Tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng và tài sản nào là tài sản riêng?
Theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn Nhân và Gia đình:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Khi vợ chồng ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của họ. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng và được chia theo quy định của pháp luật.
3. Khi nào nên phân chia tài sản khi ly hôn
– Trước tiên, việc phân chia tài sản chung khi ly hôn sẽ do vợ chồng cùng thỏa thuận để giải quyết, nếu các bên không thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng có thể thực hiện trước khi ly hôn, trong quá trình giải quyết ly hôn hoặc sau khi Toà án đã giải quyết cho ly hôn.
– Vợ chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản chung trong các trường hợp sau:
i. Trong thời kỳ hôn nhân
Trong thời gian còn sống chung với nhau, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung. Việc phân chia tài sản chung, riêng này phải được lập thành văn bản và phải được công chứng chứng thực theo đúng hình thức do pháp luật quy định bắt buộc. Sau đó, các bên phải tiến hành đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được công nhận tài sản riêng của từng bên.
Việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không bị đóng thuế thu nhập cá nhân do được thụ hưởng tài sản và không đóng án phí phân chia tài sản (án phí phân chia tài sản là 5% giá trị tài sản bị phân chia).
ii. Trong quá trình Toà án giải quyết ly hôn
Khi ly hôn, vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết phân chia tài sản chung cùng với việc giải quyết yêu cầu ly hôn. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong quá trình Toà án giải quyết ly hôn có thể xãy ra một trong các trường hợp sau:
- Nếu thuận tình ly hôn và vợ chồng thoả thuận được về việc phân chia tài sản thì các bên tiến hành việc phân chia tài sản bằng văn bản và phải được công chứng chứng thực theo đúng hình thức do pháp luật quy định bắt buộc.Sau đó, các bên phải tiến hành đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được công nhận tài sản riêng của từng bên. Việc tự thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong quá trình Toà án giải quyết ly hôn mà không cần yêu cầu Toà án ra Quyết định công nhận việc thoả thuận phân chia tài sản chung thì các bên không bị đóng thuế thu nhập cá nhân do được thụ hưởng tài sản và không đóng án phí phân chia tài sản (án phí phân chia tài sản là 5% giá trị tài sản bị phân chia).
- Trong quá trình Toà án giải quyết ly hôn, vợ chồng thoả thuận đượcviệc phân chia tài sản chung và yêu cầu Toà án ra Quyết định công nhận việc thoả thuận phân chia tài sản chung thì các bên không bị đóng thuế thu nhập cá nhân do được thụ hưởng tài sản nhưng phải đóng án phí phân chia tài sản trong trường hợp thoả thuận (án phí phân chia tài sản là 2,5% giá trị tài sản bị phân chia).
- Trong quá trình Toà án giải quyết ly hôn, vợ chồng không thoả thuận được việc phân chia tài sản chung và yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung của vợ chồng bằng Bản án của Toà án thì các bên không bị đóng thuế thu nhập cá nhân do được thụ hưởng tài sản nhưng phải đóng án phí phân chia tài sản trong trường hợp thoả thuận (án phí phân chia tài sản là 5% giá trị tài sản bị phân chia) và một số chi phí khác trong quá trình giải quyết phân chia tài sản như phí đo vẽ, phí thẩm định, phí định giá tài sản…
iii. Sau khi ly hôn
Vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn trước, sau đó mới giải quyết việc phân chia tài sản chung. Khi tài sản chung chưa được phân chia mặc dù hai bên vợ chồng đã được ly hôn, thì mọi giao dịch chuyển nhượng, mua bán, thừa kế … bất kỳ tài sản chung nào cũng phải được cả hai bên ký kết. Việc ly hôn không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên vợ chồng trong việc phân chia tài sản sau khi ly hôn.
Do vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể, mà hai bên vợ chồng có thể thoả thuận phân chia tài sản vào thời gian thích hợp.
4. Tư vấn ly hôn chia tài sản và các phương thức phân chia tài sản khi ly hôn
Khi vợ chồng ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Đối với tài sản chung, về nguyên tắc sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, có thể xem xét đến những yếu tố sau:
- Tình trạng tài sản, hoàn cảnh mỗi bên và công sức của họ vào việc duy trì và phát triển khối tài sản. Có nghĩa là phải xem xét đến tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản gì, nguồn gốc tạo lập, vợ chồng kết hôn và chung sống với nhau thời gian bao lâu, vợ chồng cùng cư trú một chỗ hay khác chỗ, ai là người có công đóng góp nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung,…
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên, con tàn tật, con mất năng lực hành vi dân sự để đảm bảo cho họ được ổn định cuộc sống sau khi ly hôn.
- Bảo vệ lợi ích của các bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp. Tài sản chung là tư liệu sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của bên nào thì chia cho bên đó, nếu người được nhận tài sản có giá trị lớn hơn so với giá trị phần tài sản họ được chia thì phải trả cho bên kia số tiền chênh lệch. Khi chia tài sản, không thể làm mất giá trị sử dụng của tài sản.
i. Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
Với trường hợp này thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ áp dụng theo thoả thuận đó. Nếu thoả thuận đó không đầy đủ, rõ ràng hay vô hiệu thì áp dụng quy định của pháp luật để phân chia.
ii. Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Việc phân chia tài sản chung do hai bên thỏa thuận. Nếu không thoả thuận được, sẽ giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
♦ Tòa án tiến hành giải quyết các trường hợp trên như sau:
– Khi có yêu cầu phân chia tài sản, Tòa sẽ áp dụng nguyên tắc: tài sản chung sẽ được chia đôi. Trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng để chia tài sản chung. Có nghĩa là nếu ly hôn do lỗi của bên nào (như ngoại tình) thì tòa sẽ ưu tiên giành phần tài sản nhiều hơn cho bên không có lỗi. Ngoài yếu tố trên, Tòa án còn xem xét các yếu tố sau đây để phân chia tài sản cho các bên:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Ngoài ra, trong ly hôn khi chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác. Bên cạnh đó, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
5. Các khó khăn thường gặp khi phân chia tài sản vợ chồng?
- Không có Giấy chứng nhận chủ quyền tài sản để chứng minh tài sản chung, do bên vợ hoặc bên chồng đang cất giữ, không cung cấp cho bên kia;
- Không có chứng cứ để chứng minh tài sản tranh chấp là tài sản riêng;
- Số tiền nộp án phí chia tài sản khi ly hôn rất cao;
- Phải nộp thuế thu nhập cá nhân do chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn;
- Thời gian đi lại nhiều lần;
- Không rõ các thủ tục phân chia tài sản nên ảnh hưởng đến quyền lợi của mình;
- Không biết cách thu thập và trình bày chứng cứ cho Toà án;
- Thời gian giải quyết vụ án thường bị kéo dài
6. Giải pháp của Luật Vạn Tín?
- Tưvấnthu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh chủ quyền tài sản;
- Tưvấnthu thập tài liệu để cung cấp đầy đủ cho Toà án;
- Tư vấn xác định giá trị tài sản tranh chấp để giảm đóng tạm ứng án phí xuống mức thấp nhất;
- Tư vấn cách phân chia tài sản nhằm hạn chế chi phí và tiền thuế thấp nhất
- Hỗ trợgiải quyết ly hôn và tranh chấp tài sản nhanh chóng, ít tốn thời gian đi lại
nhiều lần.
6. Tư vấn các thủ tục phân chia tài sản nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
7. Tại sao nên chọn Dịch vụ Tư vấn ly hôn tại Công ty LUẬT VẠN TÍN?
- Hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn ly hôn, đã giải quyết hàng trăm vụ án ly hôn.
- Đội ngũ tư vấn là các luật sư lâu năm, giàu kinh nghiệm.
- Hỗ trợ nộp đơn xin ly hôn và cử luật sư chuyên tư vấn ly hôn để hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết ly hôn.
- Tư vấn thu thập các chứng cứ để nộp cho Toà án
- Cam kết thời gian giải quyết thuận tình ly hôn nhanh nhất.
- Hạn chế thời gian đi lại của khách hàng.
- Tư vấn hỗ trợ sau ly hôn.
Để được tư vấn nhanh chóng, chính xác, bạn hãy liên hệ với Luật Vạn Tín ngay nhé!