• Thuận tình ly hôn có phải hoà giải không?

  • Vợ hoặc chồng có cần gặp mặt nhau ở Toà để ly hôn không?

  • Thuận tình ly hôn thì hoà giải bao nhiêu lần?

  • Thuận tình ly hôn thì con chung có phải ra Toà không?

Ly hôn không phải là chuyện riêng của vợ chồng, đặc biệt là khi hai người đã có con chung thì việc ly hôn cũng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến vợ chồng mà còn có con cái, gia đình hai bên vợ chồng. Do đó phải tuân thủ đủ các điều kiện, yêu cầu thì mới có thể ly hôn kể cả thuận tình ly hôn hay ly hôn đơn phương. Luật quy định rất rõ về vấn đề hòa giải khi ly hôn thuận tình gồm hai cách hòa giải tại Điều 52 và Điều 54 Luât Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Thứ nhất là hòa giải thuận tình ly hôn tại cơ sở:

  • Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”;

Việc hòa giải tại cơ sở được xem là biện pháp hữu hiệu khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn giúp hai bên có thể gỡ được các khúc mắc, tự giải quyết, tự thỏa thuận với nhau để có thể hàn gắn được gia đinh, tuy nhiên việc hòa giải tại cơ sở là không bắt buộc.

Thứ hai là hòa giải thuận tình ly hôn tại Tòa án:

  • Điều 54. Hòa giải tại Tòa án: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Khác với hòa giải tại cơ sở thì hòa giải khi thuận tình ly hôn tại Tòa án là thủ tục bắt buộc.

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng nêu rõ về trường hợp hòa giải vợ chồng khi thuận tình ly hôn tại Điều 397 là bước hòa giải bắt buộc phải có: 

  • Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

Việc hòa giải này quan trọng, vì có thể sau khi được Thẩm phán phân tích, so sánh các mặt lợi hại hoặc khi được hai bên cùng ngồi nói chuyện lại với nhau thì các vướng mắt sẽ được tháo và từ đó có thể không ly hôn, vợ chồng con cái lại có thể chung sống hạnh phúc. 

Tóm lại, khi cả hai vợ chồng thực hiện việc thuận tình ly hôn tuy đã bảo đảm về mọi mặt nhưng bước hòa giải trong thuận tình ly hôn cũng là một bước bắt buộc.

Lưu ý rằng:

Nếu như sau khi hòa giải, vợ, chồng không ly hôn nữa thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ chồng.

Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của vợ chồng khi có đủ các điều kiện:

  • Tự nguyện ly hôn;

  • Đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

  • Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Để bạn cần tư vấn, hãy liên hệ với Luật Vạn Tín ngay nhé!

HOTLINE:  028 73096558

ZALO: 0938086558 

FACEBOOK: LuatVanTin