Các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Chương II Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
-
Công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 9 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình
Việc thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo yều tố chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực phù hợp với từng đối tượng với nhau về trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo; không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào các Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Tác hại của bạo lực gia đình. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.( Điều 10 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007).
Hình thức thông tin, tuyên truyền có thể được Thực hiện trực tiếp. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. . Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác. .( Điều 11 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007).
-
Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
-
Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình là trách nhiệm của gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ; người có uy tín trong cộng đồng dân cư; của cơ quan, tổ chức công tác hoặc sinh sống của các thành viên trong gia đình; tổ hòa giải ở cơ sở ( Điều 13 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007).
-
Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. ( Điều 15 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007).
-
Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình.
-
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư trong đó tập trung vào đối tượng; người có hành vi bạo lực gia đình, Nạn nhân bạo lực gia đình; Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc; Người chuẩn bị kết hôn.
-
Các nội dung tư vấn chủ yếu là Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. ( Điều 16 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007).
-
Việc Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi bạo gia đình để họ không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên biện pháp Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục vi phạm. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này là người đứng đầu cộng đồng dân cư ( trường thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố) hoặc người đứng đầu đơn vị.
-
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
-
( Điều 17 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007).