Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra,Điều 19 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các biện pháp như sau:

  1. Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; Mục đích của biện pháp này là bảo vệ nạn nhân, cjam6 dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra.

  2. Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; Cấp cứu nạn nhân cũng là việc rất cần thiết khi mà họ đang lâm vào tình trạng sức khỏe nguy kịch do hành vi bạo lực gây ra

  3. Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;Nếu hành vi bạo lực gia đìnhcó dấu hiệu vi vi phạm pháp luật hành chính và hình sự thì ngoài các biện pháp ngăn chặn tức thờicó hể bị áp dụng các biện pháp ngăn chăn theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 hoặc Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003, như tạm giữ người

  4. Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc). Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện các hành vi sau đây : Đến gần nạn nhân trong khoảng cách 30 m, trong trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách đảm bảo an toàn cho nạn nhân sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân( Khoản 1 điều 8 Nghị định số 8/2009 NĐ-CP của chính phủ ngày 04.02.2009)