Theo quy dịnh tại Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định như sau:
- Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã , phường, thị trấn nơi trẻ bị bỏ rơi lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi, giới tính, đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ; họ tên; địa chỉ người phát hiện. Biên bản được lập thành 02 bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi trẻ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 03 lần trong 03 ngày liên tiếp về thông tin trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nươi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
- Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ bị bỏ rơi được ghi theo đề nghị của người đăng ký khai sinh; nêu không có cơ sở để xác định nơi sinh, ngày sinh thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh, nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai của cha, mẹ đẻ của trẻ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh được để trống. trong cột ghi chú đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nươi thì Cán bộ tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong sổ đăng ký và trong giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà không phải là trẻ sơ sinh thì việc lập biên bản và thông báo tìm kiếm cha, mẹ đẻ của trẻ bị bỏ rơi được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến đăng ký khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội udng5 không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
Cụ thề hóa quy định này của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, điểm h, khoản 1 Mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02-06-2008 của Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của chính phủ vế quản lý và đăng ký hộ tịch hướng dẫn thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định như sau:
- Trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, có giấy tờ kèm theo ghi thông tin của cha, mẹ dẻ nhưng sau khi đã thực hiên thông báo theo quy định tại khoản Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP mà không tìm được cha, mẹ đẻ thì những thông tin này chỉ ghi trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh; phần ghi về người mẹ, người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con được để trống.