Người có hành vi bạo lực gia đình phải tuân thủ nghĩa vụ được quy định tại Điều 4 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 như sau:

  1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.Trong nhiều trường hợp, hành vi bạo lực gia đình có thể được ngăn chặn ngay bởi cộng đòng xung quanh. Song vẫn có trường hợp mà người thực hiện hành vi bạo lực tỏ ra hung hăn, tấn công cả người nào can ngăn họ. Trong khi đó, sự can thiệp của cộng đồng là biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất để giúp nạn nhân không phải chịu bạo lực gia đình.

  2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Đây là nghĩa vụ bắt buộc của bất kỳ người nào có hành vi vi phạm pháp luật

  3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Do đặt trưng mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân là những người có quan hệ gia đình, có mối liên hệ khá chặt chẽ về tình cảm và kinh tế, nên đây không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm về đạo đức.

  4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.Do những ạn nhân có thể không cùng chung sống với người có hành vi bạo lực, nên trong trường hợp hành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của nạn nhân thì phải thực hiện bồi thường nếu có yêu cầu. Tuy nhiên, yêu cầu bồi thương của nạn nhân cũng phải theo quy định của pháp luật.