Kinh tế là một phần quan trọng góp phần vun vén cho hạnh phúc gia đình và đây cũng chính là một trong số các lý do khiến cho nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ. Khi lập gia đình thì vấn đề cơm áo gạo tiền luôn thường trực và bản thân mỗi người đều cố gắng vì gia đình. Nhưng nếu người chồng hoặc người vợ không thấu hiểu và không cùng cố gắng thì mâu thuẫn xảy ra là điều hiển nhiên. Và vấn đề Mâu thuẫn về kinh tế có được xem là lý do ly hôn? là vấn đề hết sức được quan tâm hiện nay.

Mâu thuẫn về kinh tế là sự bất đồng quan điểm của vợ chồng trong công việc, về chi phí cuộc sống trong gia đình và đôi khi đó là sự thất vọng khi bản thân không thấy được sự cố gắng làm việc vun vén hạnh phúc gia đình từ đối phương, từ đó họ bắt đầu nhận thấy cuộc sống hôn nhân không còn ý nghĩa.

Để giúp Quý bạn đọc xác định vấn đề trên một cách đơn giản, Luật Vạn Tín trân trọng giới thiệu đến Quý khách một vụ án thực tế về vấn đề Mâu thuẫn về kinh tế có được xem là lý do ly hôn?

Chị C và anh T kết hôn với nhau vào ngày 10/02/2006 có đăng ký kết hôn tại UBND xã DP, huyện DC, tỉnh NA trên cơ sở tự nguyện. Sau khi cưới vợ chồng chung sống với nhau hạnh phúc, đến năm 2007 thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân vợ chồng mâu thuẫn do trong cuộc sống gia đình, anh T không quan tâm đến vợ con, thường chửi mắng xúc phạm vợ con, không chăm lo lao động, vợ chồng thường xuyên cãi vã. Vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng không thể hàn gắn được. Chị Nguyễn Thị C và anh Cao Khắc T sống ly thân từ năm 2007 đến nay. Trong thời gian sống ly thân anh T đã C sống với người phụ nữ khác. Nay chị C không còn tình cảm vợ chồng với anh T, chị C xin được ly hôn anh T

Vậy trong trường hợp này Mâu thuẫn về kinh tế có được coi là lý do ly hôn? Vậy yêu cầu của chị C có được tòa chấp thuận?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn Nhân và Gia đình như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung  không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Nhận định của tòa án: Xét nguyên nhân chị C và anh T phát sinh mâu thuẫn là vợ chồng thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn với nhau về kinh tế trong gia đình. Chị C và anh T đã sống ly thân từ năm 2007 đến nay, vợ chồng không còn quan tâm đến cuộc sống của nhau, cuộc sống chung vợ chồng không thể tiếp tục. Vì vậy, Hội đồng xét xử xét thấy cần căn cứ vào Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình cho chị C được ly hôn anh T

Tòa phúc thẩm xử: Chị C được ly hôn với anh T.

Như vậy, mâu thuẫn về kinh tế có thể là cơ sở chứng minh người vợ/chồng không cùng nhau cố gắng làm việc vun đắp kinh tế và hạnh phúc gia đình, có những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn, không thể tiếp tục chung sống  và kèm theo đó là các căn cứ chứng minh cho những những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn.

Trong trường hợp cụ thể, để chứng minh mâu thuẫn kinh tế cụ thể trong trường hợp chồng không lo làm ăn, bạn cần chứng minh việc chồng không chí thú làm ăn và chứng minh việc bản thân lo toàn bộ các khoản chi phí trong gia đình như tiền học phí cho con, tiền điện, tiền nhà,... 

Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ với Luật Vạn Tín!

HOTLINE:  028 73096558

ZALO: 0938086558 – 0904516880

FACEBOOK: LuatVantin