Theo quy đinh tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Bộ luật dân sự năm 2005, khi quyết đinh của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Đồng thời, đối với các quan hệ về tài sản của người đó sẽ được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo quy định khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. Như vậy, hôn nhân của chị M và anh H vẫn có hiệu lực pháp luật.
Việc chị M được quyền thừa kế ngôi nhà của chị và anh P là hoàn toàn hợp pháp nếu như không còn ai khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh P, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, con nuôi của người chết.
Trong trường hợp trên, anh P đã trở về sau khi Tòa án ra tuyên bố anh P đã chết, thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Người bị tuyên bố là chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Nghĩa là, nếu anh P có yêu cầu thì vợ chồng chị M phải cùng thỏa thuận để trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của anh P.