CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---oOo---

MẪU HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH NHÀ HÀNG

Số:……………..

  • Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015 của Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 10.

  • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên có liên quan

Hôm nay, ngày ....tháng ... năm ………. tại …………quận 7, Tp.HCM

 

Chúng tôi gồm, một bên là: 

BÊN A :

Sinh ngày

Địa chỉ

Số CMND

 

 

BÊN B :

Sinh ngày

Địa chỉ

Số CMND

 

Sau khi trao đổi và thống nhất, các bên ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh (“Sau đây gọi là Hợp đồng”) này với các điều khoản và điều kiện như sau:

 

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP TÁC

1.1 Mục đích hợp tác:

a. Bên A và Bên B cùng đồng ý góp vốn thành lập Công ty hợp tác để thực hiện các hoạt động kinh doanh như sau:

  • Loại hình Công ty hợp tác: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên 
  • Tên Công Ty dự kiến như sau:
    • Tên Tiếng Việt : ………………………….
    • Tên Tiếng Anh :…………………………..
    • Tên viết tắt : .........................................
  • Trong trường hợp tên gọi dự kiến của Công ty hợp tác như trên không được cơ quan nhà nước chấp thuận hoặc không phù hợp với quy định của Luật Pháp Việt Nam thì Các Bên sẽ thỏa thuận bằng văn bản hoặc email điều chỉnh tên gọi dự kiến của Công ty hợp tác cho phù hợp. 
  • Người đại diện theo pháp luật của Công ty hợp tác: Công ty hợp tác sẽ có hai (02) đại diện theo pháp luật là  Bên A –và Bên B 
  • Địa chỉ trụ sở (địa điểm kinh doanh): …. Quận 7, Tp.HCM.
  • Ngành nghề kinh doanh chính: dịch vụ ăn uống.
  • Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một tỷ đồng). 
  • Theo đó Vốn điều lệ đăng ký với cơ quan nhà nước bằng tổng số Vốn đầu tư của Bên A và Bên B theo thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng này.

b. Bên A và Bên B thống nhất cử Bên A đại diện các bên tham gia quản lý điều hành hoạt động Công ty hợp tác và các vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ được các bên thảo luận trước khi Bên A thực hiện.

c. Ngay khi ký Hợp đồng này, Các Bên sẽ cùng nhau chuẩn bị và hoàn tất và nộp hồ sơ thành lập Công ty hợp tác cùng với tất cả những chứng từ và thông tin khác mà Cơ Quan Nhà nước yêu cầu đối với hoặc liên quan đến hồ sơ đề nghị thành lập Công ty hợp tác.

d. Các bên đồng ý Bên A sẽ đại diện các bên ký kết các giấy tờ pháp lý, hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty hợp tác.

e. Các bên đồng ý không hạn chế hay ngăn cản bên còn lại góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh, tham gia quản lý điều hành, có quan hệ lao động…với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác, miễn là các hành động này không gây cản trở, ảnh hưởng, gây thiệt hại hay tổn thất, hạn chế quyền kinh doanh của Công ty hợp tác.

1.3 Thời hạn hợp tác: tối thiểu là 3 năm kể từ ngày ký kết Hợp đồng này hoặc một thời hạn khác do các bên thỏa thuận tùy từng thời điểm.

ĐIỀU 2. VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN, RÚT VỐN ĐẦU TƯ

2.1 Tổng số Vốn đầu tư: Tổng số tiền góp vốn đầu tư (Sau đây còn gọi là “Vốn đầu tư”) vào Công ty Hợp tác tại Điều 1 của Hợp đồng: 1.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ đồng), chiếm tỷ lệ là 100%. 

2.2 Tỷ lệ góp vốn:

  • Bên A cam kết góp vốn đầu tư vào Công ty hợp tác số tiền 500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm triệu. đồng), chiếm tỷ lệ 50% của Tổng số Vốn đầu tư (Sau đây còn gọi là “Phần vốn góp của Bên A”).
  • Bên B cam kết góp vốn đầu tư vào Công ty hợp tác số 500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm triệu. đồng), chiếm tỷ lệ 50%  của Tổng số Vốn đầu tư (Sau đây còn gọi là “Phần vốn góp của Bên B”).

2.3 Thời hạn góp vốnBên A và Bên B phải góp đầy đủ vốn đầu tư theo tỷ lệ góp vốn đã cam kết trước ngày:………….

2.4 Hình thức góp vốn: Góp vốn bằng Việt Nam Đồng và Chuyển khoản vào tài khoản có thông tin sau:

  • Chủ tài khoản:

  • Số tài khoản:

  • Ngân hàng:                         Chi nhánh:          

2.5 Quản lý vốn đầu tư

  • Các bên thống nhất về mặt pháp luật và trước cơ quan nhà nước, Bên A sẽ quản lý và xử lý phần vốn đầu tư này phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty hợp tác.

2.6 Chuyển nhượng, rút vốn đầu tư

  • Trong thời hạn hợp đồng, nếu bất kỳ bên nào muốn bán, rút vốn hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư của mình thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên còn lại, theo đó, các Bên sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận về phương án bán, rút vốn hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư của mình.

  • Không bên nào được phép bán, rút vốn hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư của mình theo Hợp đồng này cho bên thứ ba khác khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại.

  • Trong mọi trường hợp, kể từ ngày ký Hợp đồng này, khi Bên A đã nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty Hợp tác, các bên cam kết sẽ thanh toán đầy đủ tiền góp Vốn đầu tư theo thỏa thuận, không được yêu cầu hủy hợp đồng hợp tác kinh doanh này hay yêu cầu Bên còn lại hoàn trả bất kỳ số tiền góp vốn nào đã thanh toán, trừ trường hợp được Bên còn lại đồng ý.

2.7 Trách nhiệm do vi phạm góp vốn

  • Trường hợp đến hạn góp vốn mà chậm trễ góp vốn theo thời hạn quy định tại Điều 2.3, Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản phạt theo quy định pháp luật tương tự trường hợp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chậm trễ hoặc không góp vốn và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh và thanh toán các chi phí hợp lý để xử lý việc chậm trễ góp vốn này cho bên còn lại và miễn trừ cho Bên còn lại mọi trách nhiệm có liên quan.

  • Trường hợp các bên tự ý chuyển nhượng, rút vốn đầu tư mà không có sự đồng ý của bên còn lại, bên vi phạm phải bồi thường cho bên còn lại số tiền tối thiểu bằng giá trị góp vốn đầu tư và không được phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận tại Hợp đồng này.

ĐIỀU 3. CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP TÁC

3.1 Các Bên theo đây thống nhất rằng các khoản tiền, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục thành lập Công ty hợp tác và các thủ tục cần thiết khác vì lợi ích chung của Các Bên và vì mục tiêu để Công ty hợp tác được phép hoạt động mà 

  1. mỗi Bên phải gánh chịu sẽ được tính là số tiền góp vốn ứng trước cho phần Vốn đầu tư của Bên đó, với điều kiện là, Bên gánh chịu khoản tiền, chi phí, phí tổn phát sinh như trên phải cung cấp các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh các khoản tiền, chi phí, phí tổn đã chi trả trên thực tế cho Công ty hợp tác và việc chi trả các chi phí này phải được thông báo trước cho Bên còn lại hoặc

  2. Một trong các bên sẽ đại diện bên còn lại chi trả chi phí này, và các chi phí phát sinh sẽ được mỗi bên chịu trách nhiệm chi trả tương ứng với tỷ lệ góp vốn, và không tính vào phần Vốn Đầu tư cam kết góp.

3.2 Bên A sẽ thay mặt các bên để thuê dịch vụ tư vấn thành lập Công ty hợp tác và các dịch vụ khác nếu Bên B đồng ý. Toàn bộ chi phí này được tính và chi trả theo thỏa thuận tại Điều 3.1 nêu trên.

3.3 Trường hợp một trong các bên đơn phương chấm dứt Hợp Đồng này trước khi Công ty Hợp tác được thành lập thì bên nào chấm dứt  phải chia sẻ chi phí thành lập Công ty Hợp tác và các chi phí phát sinh khác trước đó liên quan đến hoạt động của Công ty hợp tác theo tỷ lệ 50:50.

ĐIỀU 4: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN

  1. Lợi nhuận của Công ty hợp tác là kết quả sau cùng xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ toàn bộ chi phí, bao gồm: tiền thuê mặt bằng; các khoản thuế theo quy định; lương nhân viên; hoa hồng; điện, nước, internet; bãi xe; nguyên liệu và các chí phí phát sinh, bao gồm tiền phạt, bồi thường cho bên thứ (nếu có) và bất kỳ chi phí nào khác liên quan đến việc thực hiện kinh doanh.

  2. Các Bên được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn sau khi Công ty hợp tác đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

  3. Các Bên được chia giá trị tài sản còn lại của Công ty hợp tác tương ứng với tỷ lệ góp vốn khi Công ty hợp tác giải thể hoặc phá sản.

  4. Các khoản lỗ trong kinh doanh của Công ty hợp tác (nếu có) được chia tương ứng với tỷ lệ vốn góp của Các Bên.

  5. Thời hạn thanh toán lợi nhuận : trong vòng 45 ngày hoặc một thời hạn khác dài hơn kể từ ngày tổng kết lợi nhuận trong năm tài chính của Công ty hợp tác.

ĐIỀU 5: QUYỀN CỦA CÁC BÊN

  1. Yêu cầu triệu tập họp và tham dự các cuộc họp, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty hợp tác.

  2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp tương tự như đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

  3. Được quyền yêu cầu bên còn lại mua lại phần vốn góp; được ưu tiên góp thêm vốn vào Công ty Hợp tác khi Công ty hợp tác mở rộng đầu tư, tăng Vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho bên thứ ba khác nếu được bên còn lại đồng ý bằng văn bản.

  4. Được quyền giám sát và yêu cầu bên còn lại báo cáo các công việc các bên thống nhất giao bên còn lại thực hiện.

  5. Bên B đồng ý chỉ Bên A có quyền thỏa thuận, thương lượng, ký kết bất kỳ văn bản, giấy tờ nào với cá nhân, tổ chức thuộc hoặc liên quan đến Bộ Kế hoạch Đầu tư để thực hiện các công việc của Công ty hợp tác.

  6. Bên A được quyền trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và vận hành Công ty hợp tác và thực hiện các công việc để Công ty hợp tác hoạt động hiệu quả theo các quy định của Hợp đồng này. Quyền này của Bên A không hạn chế quyền tương tự của Bên B nếu Bên B có yêu cầu tham gia các hoạt động trên.

  7. Các quyền lợi khác mà pháp luật quy định tương tự với thành viên Công ty TNHH hai thành viên.

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

  1. Góp đủ, đúng hạn phần vốn góp đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ vật chất khác của Công ty hợp tác trong phạm vi phần vốn góp đã cam kết góp theo Hợp đồng này.

  2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Công ty hợp tác cũng như tích cực phối hợp trong việc kiểm soát, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty hợp tác.

  3. Thông báo cho bên còn lại và cùng thảo luận trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào liên quan đến hoạt động kinh doanh mà theo đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của Công ty hợp tác cũng như của bên còn lại.

  4. Bên B đồng ý rằng mặc dù Bên A là đại diện đứng tên Chủ sở hữu duy nhất của Công ty hợp tác trước pháp luật, tuy nhiên mọi quyết định, hành động của Bên A nếu thực hiện theo sự thống nhất của các bên hoặc thực hiện vì lợi ích chung của Công ty hợp tác đều được hiểu là đại diện cho ý chí của cả Bên A và Bên B và các bên sẽ cùng liên đới chịu trách nhiệm cho các hành động này. Trong trường hợp Bên A và Bên B không thống nhất ý kiến hoặc quyết định vấn đề gì thì Bên A được quyền quyết định.

  5. Không bên nào được sử dụng thông tin hoặc liên hệ khách hàng, đối tác của Công ty hợp tác để thu lợi riêng, làm ăn riêng hoặc gây phương hại đến uy tín của công ty hoặc có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào khác.

  6. Cam kết bảo mật và không tiết lộ cho bên thứ ba nào khác các thông tin của Hợp đồng này, hay bất kỳ văn bản nào khác có liên quan, tất cả bí mật kinh doanh, tài chính, sổ sách kế toán, nhân sự và bất kỳ thông tin nào của bên còn lại, cũng như liên quan đến hoạt động của Công ty hợp tác, trừ trường hợp nhận được sự đồng ý của bên còn lại hoặc pháp luật có yêu cầu, với điều kiện trước khi tiết lộ, bên đó sẽ thông báo cho bên còn lại được biết.

  7. Bên A có trách nhiệm báo cáo các hoạt động kinh doanh của Công ty cho Bên B biết vào thứ hai hàng tuần.

  8. Các nghĩa vụ khác mà pháp luật quy định tương tự với thành viên Công ty TNHH hai thành viên.

ĐIỀU 7. HỌP VÀ BÁO CÁO CÔNG VIỆC

  1. Định kỳ vào ngày 05 tây hằng tháng hoặc khi một trong các bên có yêu cầu họp hoặc báo cáo, các bên cần tiến hành họp để trao đổi, báo cáo các nội dung công việc đã thực hiện trong tháng, các công việc cần thực hiện trong tháng tới, các khó khăn cần cải thiện, các hiệu quả kinh doanh, doanh thu đã đạt được, chi phí hoặc xử lý các vấn đề phát sinh. 

  2. Bên A sẽ thông báo cho Bên B về thời gian và địa điểm họp. Hoặc các bên được quyền họp trực tuyến bằng các phương điện thoại, tin nhắn hoặc email.

ĐIỀU 8. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

8.1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận của các bên;

  • Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; 

  • Một trong các bên vi phạm hợp đồng hợp tác mà không thể khắc phục trong thời hạn bên còn lại yêu cầu;

  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

  • Khi Bên còn lại chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng này hoặc chuyển nhượng phần vốn góp cho bên thứ ba (nếu có) mà nhận được sự đồng ý của Bên kia. 

8.2 Việc rút khỏi hoặc chấm dứt hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên được xác lập, thực hiện trước thời điểm chấm dứt hợp đồng hợp tác.

8.3. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ của công ty phát sinh hoặc liên quan từ hợp đồng này phải được thanh toán; nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định của hợp đồng này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ phân chia lợi nhuận quy định tại hợp đồng này.

ĐIỀU 9: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG 

  1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Bên nào có lỗi trong việc vi phạm dẫn đến gây thiệt hại cho Bên còn lại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo và nhận được sự đồng ý của bên còn lại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế phát sinh cho Bên bị vi phạm, và bên bị vi phạm có quyền không hoàn trả lại số tiền góp vốn bên vi phạm đã góp theo thỏa thuận tại Hợp đồng này.

  2. Mọi công việc thực hiện quá phạm vi công việc, quyền hạn thỏa thuận trong hợp đồng này sẽ bị xem là hành vi vi phạm hợp đồng của Bên vi phạm, Bên vi phạm chịu trách nhiệm bồi thường và miễn trừ cho Bên bị vi phạm  tránh mọi thiệt hại, khiếu nại, kiện tụng, phạt, bồi thường từ bên thứ ba và Bên bị vi phạm có quyền thực hiện các chế tài theo quy định trong hợp đồng và quy định pháp luật.

ĐIỀU 10. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

10.1 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có mâu thuẫn cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và giải quyết bằng thương lượng và hoà giải. 

10.2 Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 11. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

  1. Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

  2. Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

  3. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A 01 bản, bên B 01 bản.

 

BÊN A  BÊN B