TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẠI TP. HCM

Công ty LUẬT VẠN TÍN – Tư vấn giải quyết tranh chấp Hợp đồng. Đội ngũ Tư vấn là các Luật sư chuyên nghiệp, cựu Thẩm phán Toà án,…

Tranh chấp hợp đồng khi hợp tác, đầu tư kinh doanh rất dễ xảy ra và nếu không có đầy đủ những thông tin, hiểu biết cũng như cách giải quyết vấn đề, bạn rất dễ là người – thua – cuộc!

Tranh chấp hợp đồng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối nếu doanh nghiệp không biết cách giải quyết

Cùng LUẬT VẠN TÍN – Công ty Luật được thành lập bởi những người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp và tranh tụng tại Tòa án – đi tìm cách giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh, buôn bán và hợp tác.

Các tranh chấp hợp đồng thường gặp

  1. Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hoá: tranh chấp về chất lượng, mẫu mã hàng hoá; tranh chấp chậm thanh toán, tiền lãi do chậm thanh toán, tiền phạt vi phạmvà bồi thường thiệt hại; tranh chấp đặt cọc và phạt cọc trong hợp đồng; tranh chấp huỷ bỏ hợp đồng;
  2. Tranh chấp hợp đồng dịch vụ: chất lượng dịch vụ, tiến độ thực hiện dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán, nghiệm thu chất lượng dịch vụ…
  3. Tranh chấp hợp đồng thuê nhà: tranh chấp thanh toán tiền thuê và tiền lãi do chậm thanh toán tiền thuê; tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê và thu hồi mặt bằng thuê; tranh chấp hoàn trả tiền đầu tư xây dựng công trình trên đất thuê; tranh chấp hợp đồng do vi phạm chất lượng hàng hoá cho thuê.
  4. Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng: tranh chấp nghĩa vụ thanh toán tiền thi công; tranh chấp về huỷ hợp đồng, thu hồi vật tư và bồi thường chi phí nhân công; tranh chấp về chậm tiến độ thi công.
  5. Tranh chấp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại;
  6. Tranh chấp chậm tiến độ thực hiện hợp đồng;
  7. Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  8. Tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên Công ty;

Nguyên nhân nào dẫn đến tranh chấp hợp đồng?

  • Các bên tham gia giao kết hợp đồng nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm có liên quan đến việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc cam kết, điều khoản ghi trong hợp đồng.
  • Doanh nghiệp không xem xét hợp đồng kỹ càng trước khi ký kết.
  • Doanh nghiệp còn hạn chế những hiểu biết về pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
  • Các rủi ro khách quan dẫn đến không thể tiến hành các sự kiện do dịch bệnh, thiên tai,… dẫn đến vi phạm hợp đồng.
  • Chính sách pháp luật thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không thể cập nhật và áp dụng đúng.
  • Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng còn chồng chéo, thiếu minh bạch dẫn đến áp dụng sai hoặc không biết áp dụng.

Ví dụ: Công ty A và cá nhân B ký kết hợp đồng xây dựng kèm theo điều khoản bên A sẽ cam kết tiến hành thi công trọn gói mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, A đã tự động thêm vào những khoản chi phí bất hợp lý, phá vỡ cam kết. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng cách nào?

Công ty LUẬT VẠN TÍN xin đưa ra 3 hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng như sau:

1.    Giải quyết bằng cách hòa giải, thương lượng

Đây là cách thức hiệu quả nhất nên được áp dụng đầu tiên khi có bất kỳ xung đột nào diễn ra. Hai bên tranh chấp nên ngồi lại với nhau, cùng nhau thương lượng về những vấn đề và cùng nhau đi thống nhất về phương án giải quyết. Đây là cách thức giúp đôi bên tiết kiệm nhiều thời gian lẫn tiền bạc khi giải quyết các tranh chấp.

Ưu điểm của cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng này là gì?

  • Giải quyết nhanh chóng, không mất nhiều chi phí, không mất nhiều thời gian.
  • Là phương thức thiện chí tránh gây xung đột cho cả đôi bên.
  • Giữ kín bí mật kinh doanh liên quan đến hóa đơn, chứng từ trong quá trình hợp tác kinh doanh.
  • Giữ vững mối quan hệ kinh doanh lâu dài

Tuy đây là phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp nhưng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định:

  • Đây là phương án khó áp dụng khi các bên xảy ra tranh chấp tương đối nghiêm trọng và không thể hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề.
  • Những thoả thuận sau khi cùng nhau thương lượng giữa các bên không có sự ràng buộc pháp lý, không mang tính bắt buộc, không có sự cưỡng chế của các cơ quan có thẩm quyền do đó sẽ không đảm bảo các bên sẽ thực hiện đúng các thoả thuận đã thương lượng với bên còn lại.

2.    Giải quyết tranh chấp hợp đồng với Trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng thương mại (không áp dụng cho hợp đồng dân sự) mà các bên có thoả thuận chọn Trọng tài thương mại trong Hợp đồng.

Khi xảy ra tranh chấp mà không thể hòa giải, thỏa thuận, các bên sẽ tiến hành giải quyết với sự góp mặt của bên thứ ba – Trọng tài viên. Các Trọng tài viên sẽ chấm dứt mâu thuẫn và đưa ra phán quyết yêu cầu các bên phải chấp hành theo.

Cụ thể, các bên có thể lựa chọn trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên. Trọng tài viên sẽ giải quyết theo nguyên tắc xét xử một lần và phán quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm, không thể bị kháng cáo như dân sự. Phán quyết có giá trị hiệu lực thi hành với các bên và trong trường hợp bên nào không thi hành, bên còn lại có quyền yêu cầu ra Tòa án công nhân phán quyết cũng như yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế.

Ưu điểm:

  • Thủ tục Trọng tài đơn giản và nhanh chóng.
  • Thời gian giải quyết nhanh
  • Có khả năng lựa chọn Trọng tài viên.
  • Hạn chế việc bị lộ thông tin kinh doanh, những bí mật, tài liệu có liên quan đến dự án.
  • Không có sự can thiệp của quyền lực nhà nước nên phù hợp giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Hạn chế:

  • Các bên phải có thoả thuận bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại;
  • Việc lựa chọn Trung tâm Trọng tài thương mại và Trọng tài viên để giải quyết sẽ gặp khó khăn khi các bên không thống nhất được với nhau và không có thoả thuận cụ thể bằng văn bản từ trước;
  • Trọng tài không phải cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ thì trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà phải yêu cầu tòa án thi hành các phán quyết trọng tài.
  • Chi phí để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là khá cao nên khi giá trị Hợp đồng không lớn hoặc không quá cần thiết cho Doanh nghiệp của mình thì cần phải xem xét khi áp dụng biện pháp này.

3.    Giải quyết tranh chấp qua Tòa án

Khi các bên không đạt được thống nhất khi thương lượng, hòa giải và các bên không chọn Trọng tài thương mại để giải quyết, thì Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án:

  • Giải quyết triệt để các tranh chấp do Tòa án và có khả năng cưỡng chế thi hành đối với bên nào không tuân thủ như phán quyết.
  • Tránh được những sai sót và có khả năng phát hiện, khắc phục.
  • Chi phí giải quyết qua Tòa án thấp hơn Trọng tài.

Hạn chế:

  • Có thể phải trải qua nhiều cấp xét xử, thời gian giải quyết có thể bị kéo dài.
  • Toà án xét xử theo nguyên tắc công khai, minh bạch, việc này là một tiến bộ trong tố tụng tại Toà. Tuy nhiên, việc này sẽ trở thành bất lợi cho những thương nhân muốn bảo vệ bí mật kinh doanh của mình trên thương trường.
  • Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, để một bản án, quyết định của Toà án được các nước khác công nhận thường phải thông qua các hiệp định quốc tế song phương hoặc theo các nguyên tắc nghiêm ngặt.

GIẢI PHÁP CỦA LUẬT VẠN TÍN

Luật Vạn Tín đề xuất giải pháp giải quyết các tranh chấp hợp đồng theo tiến trình sau:

Trong tiến trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng, thường có các giai đoạn: Giai đoạn trước khi khởi kiện (tiền tố tụng), giai đoạn khi khởi kiện (Trọng Tài/Tòa án đã thụ lý và giải quyết vụ án) và giai đoạn thi hành án dân sự.

  1. Trong giai đoạn trước khi khởi kiện, khi nhận được yêu cầu của khách hàng,Luật  sẽ phải xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào? Có khả năng thương lượng hoà giải hay không? tranh chấp hợp đồng đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng Tài hay Toà án? Hay do một cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết. Vụ việc đó có nên khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện thì thủ tục ra sao? Thời hiệu khởi kiện còn hay không?
  2. Khi đương sự quyết định nộp đơn khởi kiện tại Trọng Tài/Tòa án, tức là bắt đầu giai đoạn tố tụng tại Tòa án:Luật sư sẽ tư vấn khách hàng:
    1. Soạn thảo đơn khởi kiện để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện,
    2. Thu thập chứng cứ và giao nộp chứng cứ cho tòa án, đề nghị tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự không lưu giữ;
    3. Tư vấn các đương sự lập bản tự khai, các bảng tường trình để làm rõ các nội dung tranh chấp của vụ án, tiến hành các thủ tục hòa giải, đối chất….
    4. Luật sư kiến nghị Trọng Tài/Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết khác để làm rõ các nội dung tranh chấp của vụ án….
    5. Luật sư tham gia cùng khách hàng trong suốt quá trình giải quyết vụ kiện tại Toà án

Tại phiên tòa xét xử vụ án, Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự sẽ thực hiện các quyền tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ mình và làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

  1. Tại giai đoạn thi hành án: Luật sư tư vấn hoặc đại diện cho khách hàng các thủ tục thi hành án, soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án, tìm kiếm, xác minh tài sản thi hành án, yêu cầu Cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn các giao dịch đối với tài sản thi hành án nhằm giúp cho việc thi hành án mang lại kết quả tốt nhất.

Vì sao nên chọn tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Công ty LUẬT VẠN TÍN?

Với phương châm “Trao trọng trách, trọn niềm tin”, Công ty LUẬT VẠN TÍN luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách khách hàng đã tin tưởng giao cho. LUẬT VẠN TÍN thực hiện tư vấn tranh chấp hợp đồng như sau:

  • Tư vấn về cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, điều kiện khởi kiện đến Tòa án hoặc Trọng Tài có thẩm quyền.
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho khách hàng;
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa;
  • Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa án các cấp;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền của khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa.
  • Thực hiện thủ tục thi hành án: xác minh điều kiện thi hành án, yêu cấu áp dụng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo có tài sản thi hành án, yêu cầu cưỡng chế thi hành án nhằm thu hồi tài sản về cho khách hàng.

Liên hệ ngay đến Công ty LUẬT VẠN TÍN để nhận tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mà Quý khách đang gặp phải!

Để được tư vấn nhanh chóng, chính xác, bạn hãy liên hệ với Luật Vạn Tín ngay nhé!