Các dự án đầu tư nói chung đều cần các giấy phép như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp... hoặc phê chuẩn từ các cơ quan quản lý doanh nghiệp và đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chỉ là văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư chứ không phải giấy phép cho việc đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có những thay đổi về bản chất so với giấy chứng nhận đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư 2005, theo hướng, Nhà nước Việt Nam không cấp phép cho nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam mà chỉ ghi nhận việc đầu tư của nhà đầu tư tại Việt Nam theo yêu cầu của chính họ.
Ngoài ra, Luật Đầu tư 2020 không buộc nhà đầu tư trong nước phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm từ 51% vốn điều lệ sẽ phải áp dụng thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài mới bắt đầu triển khai và thực hiện dự án đầu tư, Luật Vạn Tín trân trọng giới thiệu dịch vụ tư vấn triển khai và thực hiện dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài như sau:
1. Tư vấn hoàn thiện hồ sơ địa điểm thực hiện dự án và hồ sơ doanh nghiệp liên quan đến dự án đầu tư:
Hoàn thiện hồ sơ địa điểm thực hiện dự án như việc đền bù và giải phóng mặt bằng, ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án hoặc hợp đồng thuê đất với chủ đất hoặc cơ quan nhà nước về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phê duyệt quy hoạch của dự án hoặc giấy phép xây dựng, hoàn công xây dựng dự án...
2. Tư vấn hoàn thiện hồ sơ về tài khoản vốn:
Mở tài khoản vốn, góp vốn theo thời hạn, định giá tài sản góp vốn nếu tài sản góp vốn không phải là tiền, lập hồ sơ ghi nhận việc hoàn tất góp vốn...
3. Tư vấn hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
Khi cấp dự án đầu tư cho nhà đầu tư, thông thường nhà đầu tư sẽ phải thực hiện một số yêu cầu từ cơ quan nhà nước được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các yêu cầu đó có thể là thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư (chứng minh năng lực tài chính, thực hiện việc bảo đảm tài chính như đặt cọc, ký quỹ, hoặc hỗ trợ cho các bên bị ảnh hưởng trong dự án...) bảo đảm môi trường (lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường), an ninh trật tự (có được các giấy phép và phê chuẩn về an toàn, phòng cháy, chữa cháy...)
4. Tư vấn hoàn thiện hồ sơ về điều hành, quản lý doanh nghiệp
Hoàn thiện các quy chế tổ chức nội bộ (Điều lệ, quy chế hoạt động của các thiết chế trong doanh nghiệp...), quy chế điều hành (quy chế tài chính, mua sắm, chính sách về hợp đồng và các mẫu hợp đồng...).
5. Tư vấn hoàn thiện hồ sơ về thuê mướn lao động:
Hợp đồng lao động, quy chế tiền lương, công tác phí, chế độ phúc lợi cho người lao động, các quy chế về lao động (thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, hợp đồng lao động…)
Quy trình xử lý kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động ….