Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp,
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp do dự án đầu tư bị ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
- Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
- Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định;
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
Như vậy, việc giải thể hoặc thanh lý dự án đầu tư có thể được chia thành 02 nhóm chính:
-
Giải thể hoặc thanh lý dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư không thành lập pháp nhân (như thông qua hợp. đồng);
-
Giải thể hoặc thanh lý dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư gắn liền với thành lập pháp nhân.
Trong trường hợp (i), thủ tục thanh lý dự án đầu tư được thực hiện theo hợp đồng giữa các bên do vậy, thanh lý dự án đồng nghĩa với thanh lý hợp đồng.
Trong trường hợp (ii), giải thể hoặc thanh lý dự án đầu tư sẽ tương ứng với giải thể hoặc thanh lý doanh nghiệp. Việc giải thể về cơ bản gồm các bước sau:
- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;
- Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Xóa tên doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hoàn tất việc giải thể doanh nghiệp.
Trong trường hợp không thể thanh toán được nợ đến hạn (tức là lâm vào tình trạng phá sản), dự án có thể bị chấm dứt cùng với thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản.
Như vậy, để chọn lựa hình thức thanh lý dự án tốt nhất cho khách hàng, Luật Vạn Tín tư vấn cho khách hàng:
- Tư vấn nguyên nhân, lý do thanh lý dự án;
- Tư vấn dòng tiền cần thiết cho việc thanh lý dự án - nếu khách hàng có đủ tiền tài trợ cho việc thanh lý dự án, giải pháp thanh lý doanh nghiệp là hợp lý, ngược lại, có thể cân nhắc thủ tục phá sản doanh nghiệp;
- Tư vấn lập kế hoạch và tiến trình thanh lý dự án phù hợp với từng trường hợp cụ thể;
- Tư vấn phương án và các dự phòng, nếu phát sinh các tình huống bất thường trong quá trình thanh lý dự án.
- Tư vấn trình tự thủ tục quy định để thanh lý dự án;
- Soạn thảo, rà soát các hồ sơ, tài liệu, văn bản liên quan để thanh lý dự án;
- Tiến hành các thủ tục cần thiết để thanh lý dự án;