Luật Vạn Tín hiện đang cung cấp dịch vụ “Luật sư nội bộ cho Doanh nghiệp”. Cụ thể các công việc của “Luật sư nội bộ” cung cấp cho doanh nghiệp bao gồm như sau:

I. Về giấy phép của Doanh nghiệp

  • Tư vấn thủ tục đề nghị cấp các loại giấy tờ pháp lý để doanh nghiệp có đủ tư cách, điều kiện hoạt động, kinh doanh: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, ...; đăng ký nhãn hiệu…

II. Về quản lý, điều hành nội bộ của Doanh nghiệp

  • Tư vấn việc lựa chọn, xây dựng mới mô hình quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc tư vấn cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, điều hành doanh nghiệp;

  • Tư vấn việc phân bổ quyền quản lý, điều hành, phân quyền, phân cấp, ủy quyền thực hiện công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp;

  • Tư vấn,  hỗ trợ thực hiện thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, điều hành công ty, thủ tục ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động với các nhân sự quản lý, điều hành công ty;

  • Tư vấn việc xây dựng tài liệu quản trị nội bộ và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định này, theo yêu cầu của quy định pháp luật và nhu cầu của doanh nghiệp;

  • Tư vấn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung, tham gia hỗ trợ soạn thảo các tài liệu, văn bản tổ chức các cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản để Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp trong việc ra quyết định;

  • Hỗ trợ soạn thảo, rà soát các văn bản mà cơ quan quản lý, người quản lý, điều hành doanh nghiệp ban hành, trong hoạt động hàng ngày, như: công văn, quyết định, thông báo, biên bản họp, tờ trình,…

III. Về quản lý lao động trong doanh nghiệp gồm

  • Tư vấn các thủ tục giúp doanh nghiệp trong hoạt động quản lý, điều hành lao động: tuyển dụng, thử việc, giao kết hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, chuyển người lao động sang làm công việc khác, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, đào tạo, chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Tư vấn xây dựng mới, hiệu chỉnh các quy định, quy trình, quy chế về nghiệp vụ trong quản lý lao động: tuyển dụng, đào tạo, kỷ luật lao động, các quy trình, quy định, quy chế khác liên quan trong việc quản lý, điều hành lao động trong doanh nghiệp;

  • Tư vấn xây dựng mới hợp đồng mẫu, hiệu chỉnh hợp đồng đang sử dụng trong quản lý lao động: hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, hợp đồng trách nhiệm, thỏa thuận bảo mật, các văn bản mẫu thường dùng trong lao động như: thỏa thuận, biên bản, quyết định, thông báo, ... để thực hiện theo các quy trình nghiệp vụ khi tuyển dụng, sử dụng, điều chuyển, chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Tư vấn xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và ban hành, đăng ký nội quy lao động; quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc; thỏa ước lao động tập thể; quy chế lương, thưởng và các quy định khác để quản lý lao động;

  • Tư vấn thực hiện thủ tục kỷ luật lao động, buộc bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra;

  • Tư vấn cho doanh nghiệp tham gia đàm phán, làm việc với người lao động, bên thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quản lý, sử dụng lao động;

  • Tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính khác về lao động như: đăng ký, ban hành thang lương, bảng lương, định mức lao động; thực hiện các thủ tục hành chính về xin giấy phép lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, ...

IV. Về hợp đồng trong doanh nghiệp

  • Tham gia vào các buổi họp, buổi trao đổi của đại diện doanh nghiệp về việc hợp tác, kinh doanh, giao dịch thương mại, ... với đối tác, khách hàng, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng các dự thảo ban đầu, hỗ trợ cho việc đàm phán, thương lượng;

  • Hỗ trợ xây dựng nội dung chính của giao dịch, soạn thảo biên bản đàm phán, soạn thảo dự thảo hợp đồng, bao gồm hợp đồng phục vụ cho việc ký kết chi tiết cho từng giao dịch, chuẩn bị hợp đồng theo dạng mẫu để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch thường xuyên của doanh nghiệp;

  • Rà soát, hiệu chỉnh các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, khách hàng gửi sau các cuộc họp, trao đổi, các dự thảo mà các bộ phận chuyên môn khác trong doanh nghiệp soạn thảo, như: đầu tư, kinh doanh, kế toán, ... cần người làm pháp chế rà soát lại;

  • Tham gia vào các đoàn đàm phán hợp đồng, tham gia các buổi họp, làm việc liên quan đến đàm phán, thương lượng hợp đồng; nếu đàm phán thư điện tử, qua điện thoại thì người làm pháp chế thường được giao làm đầu mối đàm phán hợp đồng, tập hợp kết quả, trao đổi đến khi hoàn tất,

  • Rà soát các bản dự thảo hợp đồng trước khi trình người có thẩm quyền ký;

  • Tham gia tư vấn, trực tiếp dự các buổi họp về triển khai thực hiện hợp đồng như: thanh toán, thu hồi công nợ, kiểm soát tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện công việc theo hợp đồng, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng;

  • Tư vấn xử lý việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, đàm phán để tháo gỡ ngay từ đầu các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng;

  • Tư vấn các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng trong trường hợp hợp đồng đã thực hiện xong, hợp đồng hết thời hạn, các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, chấm dứt do một bên đơn phương chấm dứt thực hiện, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, ...

V. Tư vấn pháp lý của các vấn đề phát sinh từ hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý để người có thẩm quyền ra quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp khi được yêu cầu: về thuế, tài chính, vay, thế chấp tài sản, đầu tư, nhân sự, ...

  • Tư vấn các phương án pháp lý cho doanh nghiệp để giải quyết các hậu quả pháp lý phát sinh từ các quyết định, hoạt động đã được tiến hành không phù hợp với quy định pháp luật, nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp;

  • Tư vấn các giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; nếu được phân công, người làm pháp chế sẽ tham gia vào công việc kiểm soát hoạt động của các nhân sự, bộ phận, nhằm kiểm soát việc tuân theo quy định nội bộ, quy định pháp luật, bảo đảm tính tuân thủ tại doanh nghiệp;

  • Tư vấn thủ tục khiếu nại hành chính với cơ quan Nhà nước, tư vấn giải quyết khiếu nại của khách hàng.

  • Cập nhật văn bản pháp luật, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra phân tích, định hướng chung cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, ...

VI. Công việc liên quan đến hoạt động tranh tụng đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Tư vấn các thủ tục để doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện việc khởi kiện một bên khác; hoặc đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng do bị một bên khác kiện; hoặc có thể doanh nghiệp không phải là bên khởi kiện, không bị kiện, nhưng được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  • Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn cho doanh nghiệp về việc khởi kiện; lập phương án khởi kiện, lập tờ trình xin ý kiến về việc khởi kiện; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu cần ký để nộp kèm theo đơn khởi kiện; nộp hồ sơ khởi kiện, thực hiện các thủ tục để Tòa án, Trọng tài thương mại thụ lý vụ kiện; chuẩn bị tham gia các hoạt động tố tụng tại Tòa án, Trọng tài thương mại: yêu cầu thu thập chứng cứ, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tại Tòa án; tham gia phiên tòa tại Tòa án, phiên họp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại; tư vấn, thực hiện thủ tục kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và tham gia tố tụng tại cấp phúc thẩm; và tham gia việc yêu cầu thi hành án đối với bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại theo quy định pháp luật.

VII. Hình thức cung cấp dịch vụ tư vấn:

Luật Vạn Tín cung cấp dịch vụ “Luật sư nội bộ cho Doanh nghiệp” thông qua các hình thức: email, điện thoại, họp trực tuyến / họp trực tiếp. Phương thức làm việc sẽ được thỏa thuận tùy từng thời điểm theo yêu cầu của Quý khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với Luật Vạn Tín để biết thêm chi tiết!