Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 05/1999/NĐ – CP, chứng minh nhân dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau:

  • Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân.
  • Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
  • Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

Thẩm quyền tạm giữa chứng minh nhân dân được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 05/999/NĐ – CP, cụ thể như sau:

  • Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữa chứng minh nhân dân.
  • Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân của những người tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam, chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.