Theo quy định của pháp luật thì Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định bao gồm:
Tùy theo từng ngành nghề mà vốn pháp định yêu cầu cũng khác nhau. Sau đó là vốn pháp định của một số ngành nghề phổ biến:
- Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng ( Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP);
- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 đến 1300 tỷ đồng ( Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng (Theo Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Theo Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ : Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
- Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR…