Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Trong quá trình hoạt động có xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết thực hiện theo quy định cụ thể tại Luật Đầu tư.

Theo đó, việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh được thực hiện như sau:  

Trường hợp thứ nhất: Nếu tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.  

Trường hợp thứ hai: Nếu tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.

Trường hợp thứ ba: Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: 

  • Tòa án Việt Nam;  
  • Trọng tài Việt Nam,  
  • Trọng tài nước ngoài,  
  • Trọng tài quốc tế; 
  • Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

Trường hợp thứ tư: Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.  

LUẬT VẠN TÍN thực hiện tư vấn giải quyết tranh chấp đầu tư như sau:

  • Tư vấn về cách thức giải quyết tranh chấp đầu tư, thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư.

  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, điều kiện khởi kiện đến Tòa án hoặc Trọng Tài có thẩm quyền.

  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho khách hàng;

  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa;

  • Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);

  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa án các cấp;

  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền của khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa.

  • Thực hiện thủ tục thi hành án: xác minh điều kiện thi hành án, yêu cấu áp dụng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo có tài sản thi hành án, yêu cầu cưỡng chế thi hành án nhằm thu hồi tài sản về cho khách hàng.