TỶ LỆ GÓP VỐN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Số TT

Tỷ lệ phần góp

Quyền lợi

1

Thành viên góp tối thiểu 1% vốn của  công ty

1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; 

2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định chưa góp đủ vốn trong thời hạn;  

3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;  

4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;  

5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;

6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;  

7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật Doanh nghiệp 2014. 

2

Thành viên góp vốn 10% của công ty trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn Điều lệ công ty quy định 

Ngoài các quyền lợi được nêu trên còn có các quyền lợi sau:  

1. Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên  để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

2. Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài  chính hằng năm;  

3. Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp số đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;  

4. Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty. 

3

Có phần vốn góp tối thiểu 65% vốn điều lệ (trong cuộc họp lần thứ nhất) và có phần góp tối thiểu là 65% của  50%  vốn điều lệ (trong cuộc họp lần thứ hai)

1. Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; 

2 Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy đồng thêm vốn;  

3. Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; 

4. Quyết định giải pháp phát triển thị trường. tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị vốn bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản

 

Bảng liệt kê quyền của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu cần sở hữu


Số TT

Số lượng cổ phiếu cổ đông cần có


Quyền của cổ đông

1 1 cổ phiếu

1. Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc  thông  qua đại diện  theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;  

2. Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; 

3. Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng có đồng trong công ty;

4. Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014;  

5. Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; 

 6. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp  Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng  cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng  cổ đông.  

7. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

2

Cổ đông hoặc nhóm đông sở hữu thi từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở  lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty

1. Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;  

2. Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng  năm theo  mẫu của  hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

3. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014; 

4. Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cô đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;  

5. Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty. 

3

Cổ đông có ít nhất 65% của 51% tổng số phiếu biểu quyết của doanh nghiệp (họp lần thứ 1 nhất) và 65%  của  35% tổng số phiếu biểu quyết của doanh nghiệp (họp lần thứ 2)

1. Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

2. Báo cáo tài chính hằng năm;  

3. Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị:  

4. Báo cáo của Ban kiểm soát về kết 

quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; 

5. Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên;

 6. Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại, 

7. Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền

...