Từ đầu năm 2023 đến nay, Luật Vạn Tín thường xuyên nhận được các câu hỏi từ khách hàng về việc:
- Kinh doanh nhỏ lẻ như quán cafe, nhà hàng, quán ăn, shop mỹ phẩm, quán trà sữa… thì nên xin Giấy phép kinh doanh cho cá nhân hay xin thành lập Doanh nghiệp?
- Cá nhân kinh doanh bằng Giấy phép hộ kinh doanh thì đóng những loại thuế nào? Bao nhiêu tiền?
- Ưu, nhược điểm của Cá nhân kinh doanh so với Doanh nghiệp thế nào?
Luật Vạn Tín xin chia sẻ một số quy định liên quan đến cá nhân kinh doanh hay pháp luật gọi là “Hộ kinh doanh”:
I. Hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/01/2021:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Lưu ý: Không phải đăng ký hộ kinh doanh đối với:
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
II. Hộ kinh doanh hoạt động thế nào?
- Hộ kinh doanh có giấy phép thành lập hộ kinh doanh và được phép mua bán các mặt hàng, dịch vụ được ghi trong giấy phép.
- Có mã số thuế cá nhân.
- Hộ kinh doanh không được đăng ký con dấu tròn giống Doanh nghiệp, nhưng hộ kinh doanh được khắc con dấu vuông có ghi thông tin của Hộ kinh doanh.
- Không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng, (tuy nhiên, khi có nhu cầu xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho khách hàng, thì hộ kinh doanh được đề nghị Chi Cục thuế xuất hoá đơn giá trị gia tăng và nộp thuế theo từng hoá đơn).
- Không có tài khoản ngân hàng đứng tên hộ kinh doanh mà chỉ có tài khoản ngân hàng đứng tên cá nhân của chủ hộ kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ: Cá nhân, các thành viên trong hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Đồng nghĩa với việc, nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ, không phụ thuộc vào số vốn đăng ký khi thành lập hộ kinh doanh.
- Người thành lập hộ kinh doanh: cá nhân là công dân Việt Nam. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
III. Kinh doanh ngành nào thì nên thành lập hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh phù hợp với các mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân, đặc biệt không cần xuất hoá đơn giá trị gia tăng thường xuyên.
Dưới đây là các gợi ý của Luật Vạn Tín để quý khách tham khảo lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp:
- Kinh doanh mỹ phẩm online và tại nhà;
- Kinh doanh quần áo online và tại nhà;
- Kinh doanh phụ kiện điện thoại online và tại nhà;
- Mở salon tóc, massage
- Mở tiệm giặt ủi
- Mở quán ăn, nhà hang
- Kinh doanh sản phẩm handmade…
- Nhà thuốc tây, Đại lý thuốc Tây
- Quán trà sữa, quán cà phê…
IV. Các lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh:
a. Tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
- Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Ví dụ: HỘ KINH DOANH MEC – PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MEC
b. Địa điểm kinh doanh (Điều 86, Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Mỗi hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một trụ sở hộ kinh doanh.
Lưu ý:
Không được sử dụng nhà chung cư, nhà ở tập thể làm địa điểm kinh doanh (trừ nhà chung cư có mục đích xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh, tuy nhiên, khi cơ quan thuế xuống kiểm tra, Quý khách hàng phải trình được giấy tờ chứng minh cho việc nhà chung cư đó được phép kinh doanh) (căn cứ Điều 6, Luật Nhà ở 2014)
Đối với việc kinh doanh một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Quý khách hàng phải đảm bảo được địa điểm kinh doanh đó đáp ứng được yêu cầu theo quy định như về diện tích, hệ thống, cấu trúc hoạt động,…
Ví dụ: Căn cứ Điều 4, Nghị định 54/219/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 01/09/2019, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, trong đó có quy định:
- Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ;
- Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ);
- Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự.
c. Vốn kinh doanh
Trước khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh, Quý Khách hàng phải xác định được vốn kinh doanh của mình để có tài sản ban đầu nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.
Hiện nay, pháp luật không quy định số vốn tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của Quý Khách hàng và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà Quý Khách hàng đăng ký muốn hướng đến.
Việc chọn số vốn kinh doanh cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh. Nếu là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần thì mới nên đăng ký tăng vốn kinh doanh lê cao hơn.
d. Ngành, nghề kinh doanh (Điều 89, Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Ví dụ: Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất, bán buôn đồ điện gia dụng, Quý Khách hàng ấn “Ctrl” “F”, sau đó tìm kiếm các từ khóa “sản xuất”, “bán buôn”, “đồ điện gia dụng”,… sau đó tìm kiếm ngành, nghề kinh doanh phù hợp.
Riêng đối với việc kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như karaoke, sản xuất mỹ phẩm,… thì trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, Quý Khách hàng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định và đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động (Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020).
Bên cạnh đó, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh không được kinh doanh, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp (tổ chức tín dụng, dịch vụ kế toán, bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,….)
e. Số lao động
Không hạn chế.
Không còn bắt buộc sổ lao động dưới 10 người như quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
f. Quyền và nghĩa vụ:
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân đăng ký và làm chủ: mọi quyền và nghĩa vụ đều thuộc về cá nhân này.
Đối với hộ kinh doanh của hộ gia đình, do một người đại diện làm chủ hộ: quyền lợi và nghĩa vụ được phân chia như sau:
- Đối với chủ hộ:
- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh;
- Đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
- Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
- Đối với các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Lưu ý: Đối với trường hơp thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ, thì cả chủ hộ và các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
Vui lòng tham khảo: Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh
V. Các loại thuế phải nộp
Đối với hộ kinh doanh có doanh thu trên 100.000.000 đồng/năm và không thuộc các trường hợp được miễn thuế thì phải nộp các loại thuế sau:
- Lệ phí môn bài hàng năm (được miễn trong năm đầu thành lập);
- Thuế Giá trị gia tăng;
- Thuế Thu nhập cá nhân.
Hộ kinh doanh nộp thuế khoán theo quý hoặc theo năm. Cơ quan thuế xác định số thuế khoản mà hộ kinh doanh phải nộp.
Vui lòng tham khảo bài: hướng dẫn khai báo thuế khoán của hộ kinh doanh.
VI. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh
a. Bước 1: nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh gồm các bước cơ bản sau:
Chuẩn bị đầy đủ một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực CMND, Thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);
- Bản sao Hợp đồng thuê nhà và Giấy tờ nhà thuê.
Vui lòng tham khảo mẫu: Hợp đồng cho thuê nhà để kinh doanh
-
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, nộp lệ phí và nhận về Giấy biên nhận
-
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
b. Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, liên hệ với Chi cục thuế quận/huyện để nộp hồ sơ khai thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế khoán theo mức thuế quy định.
Vui lòng tham khảo bài: hướng dẫn khai báo thuế khoán của hộ kinh doanh.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH
- Tư vấn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng: hộ kinh doanh hay doanh nghiệp
- Tư vấn các nội dung đăng ký hộ kinh doanh: tên, vốn, địa điểm, người đại diện hộ kinh doanh, người hợp tác mở hộ kinh doanh
- Tư vấn mức vốn và mức thuế phải đóng của hộ kinh doanh
- Soạn thảo hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh
- Soạn/ rà soát Hợp đồng cho thuê nhà để kinh doanh.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh
- Đại diện nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế cho hộ kinh doanh
- Tư vấn mức đóng thuế khoán phù hợp nhất cho Hộ kinh doanh
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT VẠN TÍN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!