Thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh luôn là vấn đề được các start-up đưa ra hàng đầu, luôn đặt ra các câu hỏi như giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp thì thành lập loại nào phù hợp hơn, nộp thuế có gì khác nhau không? Mô hình nào nộp thuế nhiều hơn? Ưu và khuyết điểm của hai mô hình này là gì?

Trước hết, khách hàng cần hiểu rõ Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp và có nhiều điểm khác biệt so với công ty. 

I. So sánh Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh

nam-2022-nen-thanh-lap-doanh-nghiep-hay-mo-ho-kinh-doanh-1

nam-2022-nen-thanh-lap-doanh-nghiep-hay-mo-ho-kinh-doanh-2

nam-2022-nen-thanh-lap-doanh-nghiep-hay-mo-ho-kinh-doanh-3

nam-2023-kinh-doanh-nen-thanh-lap-doanh-nghiep-hay-mo-ho-kinh-doanh-01

Từ so sánh trên, ta có thể thấy ra được ưu nhược điểm điển hình của hộ kinh doanh và doanh nghiệp như sau:

II. Ưu, khuyết điểm của doanh nghiệp:

+ Ưu điểm: 

  • Chủ động xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng cơ hội có được nhiều khách hàng hơn hộ kinh doanh.

  • Các khoản chi phí đầu tư và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh được trừ vào doanh thu tính thuế lợi nhuận = doanh thu – chi phí.

  • Tiền thuê mặt bằng, chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương trả cho nhân viên,… sẽ được đưa vào chi phí được trừ, không bị tính vào doanh thu tính thuế của doanh nghiệp.

  • Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ), trừ Doanh nghiệp tư nhân.

  • Khả năng huy động vốn cao, dễ dàng vay vốn, vừa được tiếp nhận thêm thành viên mới mà không bắt buộc phải là người trong gia đình, không bị giới hạn số lượng thành viên, số vốn.

  • Kinh doanh được tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm.

  • Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp. 

  • Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc), một người có thể đăng ký nhiều doanh nghiệp nên cơ hội kinh doanh cao hơn nhiều so với hộ kinh doanh.

+ Khuyết điểm:

  • Chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai, phức tạp hơn so với hộ kinh doanh (tức phải kê khai và nộp hàng tháng hoặc hàng quý tùy vào quy mô doanh nghiệp, quyết toán thuế bắt buộc phải có kế toán để lập báo cáo thuế hàng tháng/ hàng quý, lập Báo cáo tài chính cuối năm.

  • Nộp các loại thuế như Lệ phí môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, chưa kể đến các loại thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh như Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt,…

  • Phải có cơ cấu tổ chức và hoạt động, thuê mướn nhân viên

III. Ưu, khuyết điểm của hộ kinh doanh:

+ Ưu điểm: 

  • Ưu điểm lớn nhất của hộ kinh doanh so với doanh nghiệp đó là nghĩa vụ thuế

    • Thứ nhất, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế

    • Thứ hai, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở lên/năm và không thuộc trường hợp bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp kê khai: chỉ chịu 03 loại thuế và nộp thuế theo phương pháp khoán tức áp theo phần trăm của doanh thu tùy vào lĩnh vực kinh doanh. Mỗi năm chỉ khai thuế một lần, không phải quyết toán thuế. Mức lệ phí môn bài cũng thấp hơn so với doanh nghiệp. 

  • Cơ cấu hoạt động đơn giản, gọn nhẹ

Vui lòng Xem chi tiết tại link:  Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế nào?

+ Khuyết điểm:

  • Đầu tiên là về nghĩa vụ thuế, như đã nói ở trên, hộ kinh doanh được quyền nộp thuế theo phương pháp khoán, tức áp theo phần trăm doanh thu (cả vốn lẫn lãi). Tuy nhiên, cũng chính vì áp theo doanh thu nên cho dù hộ có bỏ vốn nhiều hơn, lời ít hơn, thậm chí không có lời thì vẫn phải đóng thuế theo quy định. 

  • Thứ hai là việc không xuất được hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ) cho khách hàng. Điều này là một hạn chế rất lớn của hộ kinh doanh, vì cơ bản, đối với các khách hàng là doanh nghiệp, đa phần sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ (tức khi có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì họ sẽ được đưa khoản chi phí mua hàng vào chi phí được trừ của tổng doanh thu, để không phải bị tính thuế khoản đó), thì khi mua hàng, các doanh nghiệp này sẽ yêu cầu xuất hóa đơn GTGT để họ có thể đưa vào chi phí kinh doanh. Do vậy, cơ hội kinh doanh, cạnh tranh của hộ kinh doanh, hợp tác với các khách hàng lớn cũng hạn chế so với các loại hình khác hơn rất nhiều. 

  • Thứ ba, về trách nhiệm pháp lý, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh, tức khoản nợ lớn hơn số vốn kinh doanh, thì chủ hộ và các thành viên trong hộ kinh doanh phải lấy tài sản cá nhân ra để trả nợ. 

  • Thứ tư, về khả năng huy động vốn, hộ kinh doanh không được tiếp nhận thêm thành viên nào ngoài hộ gia đình. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cũng không được vay vốn ngân hàng, mà chỉ được vay với tư cách cá nhân. 

  • Thứ năm, ngành nghề kinh doanh, có một số ngành nghề hộ kinh doanh không được quyền kinh doanh như doanh nghiệp (kinh doanh tổ chức tín dụng, dịch vụ kế toán, bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,..). 

  • Thứ sáu, quy mô nhỏ nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh. 

  • Thứ bảy, cá nhân, thành viên gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi cả nước. 

Như vậy, có thể nói Hộ kinh doanh phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai. Còn doanh nghiệp phù hợp với cá nhân, tổ chức có mục tiêu kinh doanh lớn, mở rộng thị trường hoạt động, sản xuất kinh doanh bài bản, dễ phát triển trong tương lai, tạo được vị thế nhất định trong thị trường kinh doanh.

Theo đó, việc lựa chọn loại hình nào cũng đều có những ưu, nhược điểm nhất định, Quý Khách hàng cần cân nhắc theo tình hình thực tế và dự định phát triển trong tương lai để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

IV. Kinh doanh ngành nào thì nên thành lập hộ kinh doanh? 

  • Hộ kinh doanh phù hợp với các mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ, phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân, đặc biệt không cần xuất hoá đơn giá trị gia tăng thường xuyên. 
  • Dưới đây là các gợi ý của Luật Vạn Tín để quý khách tham khảo lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp: 
  • Kinh doanh mỹ phẩm online và tại nhà; 
  • Kinh doanh quần áo online và tại nhà; 
  • Kinh doanh phụ kiện điện thoại online và tại nhà; 
  • Mở salon tóc, massage 
  • Mở tiệm giặt ủi 
  • Mở quán ăn, nhà hàng 
  • Kinh doanh sản phẩm handmade…
    • Nhà thuốc tây, Đại lý thuốc Tây 
    • Quán trà sữa, quán cà phê… 

Vui lòng xem bài: Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh năm 2023. 

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH 

  1. Tư vấn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng: hộ kinh doanh hay doanh nghiệp 
  2. Tư vấn các nội dung đăng ký hộ kinh doanh: tên, vốn, địa điểm, người đại diện hộ kinh doanh, người hợp tác mở hộ kinh doanh 
  3. Tư vấn mức vốn và mức thuế phải đóng của hộ kinh doanh 
  4. Soạn thảo hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh 
  5. Soạn/ rà soát Hợp đồng cho thuê nhà để kinh doanh. 
  6. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh 
  7. Đại diện nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế cho hộ kinh doanh 
  8. Tư vấn mức đóng thuế khoán phù hợp nhất cho Hộ kinh doanh

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT VẠN TÍN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!