CÁC LƯU Ý KHI MỞ QUÁN CÀ PHÊ, NHÀ HÀNG, QUÁN TRÀ SỮA, ĂN VẶT… TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

I. Mở quán cà phê cần giấy tờ gì? 

Các giấy tờ cần có để mở quán cà phê gồm:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh quán cà phê
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngoài ra còn có các loại giấy tờ khác như: Bằng cấp, chứng chỉ học pha chế dành cho những bạn chủ quán và nhân viên pha chế và Hợp đồng lao động với nhân viên là một trong những giấy tờ quan trọng khi giải đáp thắc mắc mở quán cà phê cần những giấy tờ gì.

II. Mở quán cà phê thì nên thành lập Công ty hay hộ kinh doanh cá nhân?

Hiện nay có các loại hình là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Nếu quy mô kinh doanh không quá lớn, số lao động sử dụng dưới 10 người và không có nhu cầu mở rộng kinh doanh ở các địa điểm khác thì có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Trường hợp nếu muốn mở hệ thống cửa hàng kinh doanh cafe với quy mô lớn có thể tiến hành thành lập công ty.

III. Mở quán cà phê thì cần vốn bao nhiêu?

Để biết được mở quán cafe cần khoảng bao nhiêu tiền, cần xác định được mô hình quán cafe mà bạn định kinh doanh. Đồng thời cũng cân nhắc nguồn tiền đang có của mình để định hướng mô hình phù hợp.

Thực tế có thế căn chỉnh mức số vốn ở 3 cấp độ như sau:

  • Dưới 150 triệu: Những quán cafe có quy mô nhỏ. Thường thì các mô hình này sẽ tối giản các chi phí đầu tư thiết kế, nhân sự, marketing hay nguyên vật liệu. Tập trung chủ yếu vào tạo sự khác biệt cho đồ uống để thu hút khách hàng.

  • Từ 150 – 300 triệu: Quy mô trung bình. Bên cạnh tập trung chất lượng đồ uống thì có tập trung thêm vào thiết kế, mặt bằng để tạo sự cạnh tranh tốt nhất

  • Trên 300 triệu: Quy mô lớn, tập trung đầu tư toàn diện tất cả các hạng mục từ đồ uống, thiết kế quán, Marketing…

IV. Mở quán cà phê thì nộp tiền thuế bao nhiêu?

Hộ kinh doanh không có nghĩa vụ phải báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý như đối với các loại hình công ty. Điều này đặc biệt phù hợp với kinh doanh cà phê, nước giải khát với đa số chủ quán ít có nghiệp vụ về kế toán, giấy tờ, kê khai thuế. Các loại thuế phải nộp của quán cà phê bao gồm:

1. Lệ phí môn bài của quán cà phê sẽ được tính theo mức doanh thu mà chúng ta kê khai khi đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

  • Doanh thu dưới 100 triệu/năm : Miễn đóng thuế.

  • Doanh thu từ 100-300 triệu/năm: Thuế môn bài là 300.000 VNĐ/năm

  • Doanh thu từ 300-500 triệu/năm: Thuế môn bài là 500.000 VNĐ/năm

  • Doanh thu trên 500 triệu/năm: Thuế môn bài là 1.000.000 VNĐ/năm

2. Thuế giá trị gia tăng (VAT) 

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC.

Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

3. Thuế thu nhập cá nhân

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân  phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý:

Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/ năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng cũng như không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, quán cafe hoạt động theo giấy phép hộ kinh doanh thì nộp thuế khoán hàng quý.

V. Thủ tục xin giấy phép mở quán cà phê?

  • Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký

  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt

  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

VI. Hồ sơ xin giấy phép mở quán cà phê?

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, khi tiến hành đăng ký kinh doanh quán cafe theo mô hình hộ kinh doanh, các cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (quy định tại Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), bao gồm các nội dung sau:

    • Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại;

    • Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước người đứng đầu hộ kinh doanh;

    • Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm;

    • Số vốn kinh doanh;

    • Số lao động sử dụng.

  • Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

  • Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

VII. Thời hạn cấp xin giấy phép mở quán cà phê?

Đối với Hộ kinh doanh:

Sau khi gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí thì  đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ  trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp:

Sau 05 ngày làm việc thì cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không đúng thì sẽ thông báo sửa đổi bổ sung.

VIII. Lệ phí xin giấy phép mở quán cà phê?

Lệ phí xin giấy phép mở quán cà phê là 50.000 đồng

IX. Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép mở quán cà phê?

Đối với hộ kinh doanh

Nộp hồ sơ xin giấy phép đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí.

Đối với doanh nghiệp

Nộp online thông qua công thông tin quốc gia hoặc nộp trực tiếp bằng hồ sơ giấy đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh.

X. Các công việc cần làm sau khi có giấy phép mở quán cà phê?

Ngay sau khi có đăng ký kinh doanh, công việc phải làm ngay trong vòng 1 tháng là đăng ký Mã số thuế và nộp thuế. Việc này, cần liên hệ với chi cục Thuế Quận.

Tiếp theo là xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, để các bạn có được giấy này,  phải hoàn thành những phần việc sau:

- Giấy khám sức khỏe và CMTND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng. Lưu ý: khi đi khám sức khỏe cần yêu cầu rõ ràng là giấy khám sức khỏe cho quán cafe để chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhé, vì giấy khám sức khỏe này khác so với những loại khám sức khỏe cho xin việc làm.

Về khai hồ sơ đã nhận, và chuẩn bị đầy đủ theo bộ hồ sơ đó. Quan trọng nhất là:

  • Giấy khám sức khỏe của toàn bộ nhân viên
  • Chứng nhận hoàn thành kiến thức VSATTP 
  • Các nguyên vật liệu tại quán phải có hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng, …
  • Quán cà phê thì phải có hợp đồng mua bán cà phê, bản công bố chất lượng cà phê (bản photo), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê đủ điều kiện sản xuất 
  • Hợp đồng về nước đá, siro,… cũng cần hợp đồng mua bán, bản công bố chất lượng (bản photo), hóa đơn mua bán, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện sản xuất nước, si ro…
  • Quán xá phải đảm bảo chuẩn theo những quy định về VSATTP, vd: Nhà vệ sinh không mở cửa ra khu chế biến, toàn bộ tường bao quanh khu chế biến phải được ốp bằng vật liệu dễ chùi rửa. Cốc chén phải che kín để tránh côn trùng. Đồ uống phải có bàn cách mặt đất tối thiểu 60cm…. (nói chung đọc tài liệu ở mục 3.2 để làm cho đúng).
  • Bên Y tế sẽ cho người xuống kiểm tra thực tế và kiểm tra những hạng mục như trên, nếu đạt thì mới được cấp giấy, nếu chưa đạt, họ sẽ hướng dẫn lại những gì còn thiếu sót điểm gì để hoàn thiện.
  • Hợp đồng thuê vỉa hè:  liên hệ với phường/xã để được hướng dẫn làm hợp đồng thuê mướn vỉa hè.(nếu có)

XI. Các vấn đề pháp lý cần lưu ý khác khi mở quán cà phê?

Lưu ý khi đặt tên cho quán cà phê:

Tên của  cửa hàng phải tuân thủ những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể như sau:

– Tên của cửa hàng sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Và loại hình ở đây là Hộ kinh doanh. Tức là tên  hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng.

– Lưu ý là tên riêng phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.

– Tên riêng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục.

– Tên riêng phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với hộ kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Tên cửa hàng cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty. Bạn có thể đặt tên  tiếng anh để tránh gây nhầm lẫn.

Đầy đủ các giấy tờ pháp lý:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanhh.

  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm – trong kinh doanh thực phẩm.

  3. Hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn, chứng từ … với nhà cung cấp; Biên bản kiểm tra, đối chiếu chất lượng sản phẩm cuối ngày của quầy hàng.

  4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà cung cấp sản phẩm.

  5. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đánh giá tác động môi trường (để đảm bảo hoạt động kinh doanh không gây tổn hại cho môi trường).

Ngoài ra khi kinh doanh quán cà phê chắc chắn có nhiều trường hợp cạnh tranh trên thị trường vì vậy cạnh tranh một cách lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích cá nhân của đối thủ.

- Giữ gìn môi trường xung quanh không hoạt động quá giờ đêm khuya, ồn ào ảnh hưởng đến sinh hoạt của người khác

- Đặc biệt hoạt động kinh doanh trong đúng phạm vi cho phép nơi mình đã đăng ký kinh doanh hoặc trong hợp đồng thuê mặt bằng, không xâm phạm lấn chiếm lòng đường để làm điểm kinh doanh

Dịch vụ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh cho quán cà phê

  • Tư vấn lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp;

  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép hộ kinh doanh;

  • Nộp và nhận Giấy phép hộ kinh doanh;

  • Khai báo thuế cho hộ kinh doanh;

  • Tư vấn các quy định và giấy tờ cần chuẩn bị cho Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phí dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh hoặc thành lập Công ty: từ 3-5 triệu đồng. 

Phí dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: từ 5 -10 triệu đồng cho hộ kinh doanh, từ 10-15 triệu đồng cho Công ty.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT VẠN TÍN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!