- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chủ trì cuộc họp xem xét mức độ vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động với sự có mặt của hòa giải viên lao động, đại diện Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, các bên có liên quan đến hành vi vi phạm của hòa giải viên lao động. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của hòa giải viên lao động, đại diện của các bên tham gia.
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị miễn nhiệm hòa giải viên lao động gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo Đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động (đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này) hoặc Báo cáo không hoàn thành nhiệm vụ hòa giải của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này) hoặc Biên bản họp xem xét mức độ vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động (đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này).
- Quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo mẫu số 06/HGV ban hành kèm theo Thông tư này.
Thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động?
06/09/2022
Trả lời từ Luật Vạn Tín:
Bài viết khác
Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam?
24/08/2022
Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt khi nào?
24/08/2022
Trường hợp người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT, hoặc không đủ thủ tục theo quy định thì có được quỹ BHYT thanh toán không và mức thanh toán như thế nào?
24/08/2022
Thủ tục công nhận hòa giải viên lao động?
06/09/2022
Thời hiệu yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
06/09/2022