Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được từ tiền lương, tiền công trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham khảo bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ gồm giảm trừ gia cảnh (Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành) và giảm trừ đối với các khoản dóng góp từ thiện nhân đạo (Điều 20 Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành).

Như vậy, có thể rút ra công thức:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản được giảm trừ.

Ví dụ: ông C làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn X, thu nhập tháng 1 năm 2014 của ông C nhận được như sau:

Tiền lương: 30.000.000 đồng

Phụ cấp đi lại: 800.000 đồng

Phụ cấp ăn trưa: 800.000 đồng

Các khoản đóng góp bảo hiểm của ông C gồm:

Bảo hiểm xã hôi Bảo hiểm y tế Bảo hiểm thất nghiệp Tổng
30.000.000 x 8% 30.000.000 x 1.5% 30.000.000 x 1% 3.150.000

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông C là 30.000.000 ( tiền lương) + 800.000 ( tiền đi lại) + 800.000 ( tiền ăn trưa ) = 31.600.000 đồng.

Các khoản ông C được giảm trừ:

  • Đóng bảo hiểm: 3.150.000 đồng
  • Bản thân ông C: 9.000.000 đồng

=> Tổng các khoản được giảm trừ: 3.150.000 + 9.000.000 = 12.150.000 đồng.

Vậy thu nhập tính thuế của ông C là:

31.600.000 – 12.150.000 = 19.450.000 đồng