Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Trong trường hợp trên, nếu chị V có thể chứng minh việc bố mẹ chị V cho mảnh đất là riêng cho chị V và hai vợ chồng không coi đó là tài sản chung thì đó là tài sản riêng của chị. Nếu chị không chứng minh được điều đó thì mảnh đât ấy thuộc phần tài sản chung của hai vợ chồng chị.

Về việc chồng chị tự bán mảnh đất để trả nợ mà không có sự đồng ý của chị. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Điều này có nghĩa là, cả chị V và chồng đều phải có trách nhiệm sử dụng tài sản chung của hai vợ chồng, hoặc tài sản riêng của mỗi người để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch dân sự hợp pháp (ở đây là việc làm ăn của hai vợ chồng). Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản chung có sự thỏa thuận văn bản của vợ chồng trong trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Có nghĩa là, việc bán mảnh đất nêu trên đây có sự thỏa thuận của hai vợ chồng.

Như vậy, việc chồng chị tự ý bán mảnh đất đó, nếu chị nhất quyết phản đối thì chị có thể yêu cầu bên hủy giao kết hoặc nhờ Tòa án nơi vợ chồng chị cư trú tuyên bố giao dịch mua bán mảnh đất đó vô hiệu.