Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi do loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng, khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp. Do đó, khi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp thì việc lựa chọn lọai hình doanh nghiệp phù hợp là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Pháp luật hiện hành quy định các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty cổ phần
  • Hộ kinh doanh

Để phân biệt các loại hình này, vui lòng ấn vào link: So sánh các loại hình doanh nghiệp.

I.  BƯỚC 1: ĐẶT TÊN CHO DOANH NGHIỆP

Đặt tên cho doanh nghiệp

Khi đặt tên cho doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định sau:

  • Không được đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn
  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
  • Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký (Khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020):

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp:

  • Tên doanh nghiệp gồm 2 thành tố:
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Tên riêng của doanh nghiệp
  • Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Để tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp cần thực hiện như sau:

  • Để tra cứu tên công ty một cách chính xác nhất, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các trường hợp tên trùng hoặc nhầm lẫn và phạm vi tra cứu tên doanh nghiệp. Sau khi đã hiểu rõ các quy định về trùng tên hoặc nhầm lẫn và phạm vi tra cứu tên doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện các bước sau để tra cứu:
  • Truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/pages/trangchu.aspx
  • Nhập tên riêng của doanh nghiệp cần tra cứu vào mục tìm kiếm

VD: Muốn tra cứu tên Công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ XÂY DỰNG PFC

Bạn chỉ cần đưa cụm từ “DỊCH VỤ XÂY DỰNG PFC” vào mục tìm kiếm hoặc “XÂY DỰNG PFC”. Tra cứu bằng cách này bạn có thể tìm kiếm được tên doanh nghiệp mà mình dự định đăng ký có bị trùng hay không.

III. BƯỚC 2: LỰA CHỌN ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Địa chỉ trụ sở chính

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hểm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử.
  • Lưu ýKhoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 “Hành vi bị nghiêm cấm: sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở” và căn cứ Khoản 5, Khoản 6 Điều 35, Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định về các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư. Do đó, khi doanh nghiệp sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở vào mục đích kinh doanh thì doanh nghiệp xuất trình tài liệu chứng minh địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo dự án phê duyệt.
  • Số điện thoại Doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng số điện thoại di động hoặc số điện thoại cố định để đăng ký khi thành lập.

IV. BƯỚC 3: VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

  • Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng để thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp.
  • Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn công ty.
  • Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.

V. BƯỚC 4: NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

VI. BƯỚC 5: THÀNH VIÊN/CỔ ĐÔNG GÓP VỐN

Căn cứ Điều 48, 74, 112 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thực hiện góp vốn của các thành viên/cổ đông công ty:

Thành viên/cổ đông phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên/cổ đông công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

VII. BƯỚC 6: NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT

  • Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “Người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính,… vì lợi ích của doanh nghiệp.
  • Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

0001-1-4-1024x961

LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG KHI CHỌN DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI LUẬT VẠN TÍN

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mô hình kinh doanh, mục tiêu kinh doanh;
  2. Tư vấn các nội dung đăng ký doanh nghiệp: tra cứu tên doanh nghiệp, vốn điều lệ, trụ sở (tư vấn hoặc soạn thảo hợp đồng thuê trụ sở),
  3. Tư vấn về người đại diện pháp luật, thành viên góp vốn/ cổ đông, tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ góp vốn điều hành, kiểm soát doanh nghiệp
  4. Tư vấn mức vốn góp, tài sản góp vốn, hình thức góp vốn, sổ sách ghi nhận góp vốn.
  5. Soạn thảo hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp
  6. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp
  7. Đại diện nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp
  8. Tư vấn và cung cấp các mẫu văn bản trong quản lý điều hành doanh nghiệp: sổ góp vốn, sổ cổ đông, Biên bản họp, Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Quyết định của Hội đồng thành viên, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, Thoả thuận hợp tác góp vốn, Hợp đồng thoả thuận của các cổ đông…
  9. Tư vấn và cung cấp các mẫu hợp đồng phù hợp theo hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
  10. Tư vấn và cung cấp các biểu mẫu và quy trình thuê mướn lao động: hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, hợp đồng cộng tác viên, Nội quy lao động.

Trên đây là bài viết của Luật Vạn Tín về Những vấn đề cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp.