Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Điều 3 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08-9-2008 và Mục II phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30-9-2008 thì thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007:

  1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
    1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật. (Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau: thu nhập từ sản xuất kinh doanh hoàng hóa, dịch vụ thuộc tấc cả lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo   quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kịnh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng). Riêng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chỉ áp dụng đối với trường hợp không đủ điều kiện được miễn thuế quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08-0-2008 của Chính phủ.
    2. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
  2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
    1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
    2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
    3. Tiền thù lao dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuân bút và các khoản thù lao khác.
    4. Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
    5. Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ đối tượng nộp thuế  dưới mọi hình thức: tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có); tiền mua bảo hiểm mà pháp luật không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải mua cho người lao động; phí hội vieenvaf các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu, như: chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ; các khoản lợi ích khác theo quy định của pháp luật.
    6. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng lương bằng chứng khoán; trừ các khoản tiền thưởng kèm chứng khoán; trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận; tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạp pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
    1. Tiền lãi cho vay.
    2. Lợi tức cổ phần.
    3. Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.
  4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
    1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
    2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
    3. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
  5. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bất động sản bao gồm:
    1. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
    2. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
    3. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
    4. Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
  6. Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật bao gồm:
    1. Trúng thưởng xổ số.
    2. Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại.
    3. Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.
    4. Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
  7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
    1. Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng.
    2. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ: bí quyết kĩ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
  8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của luật thương mại năm 2005.
    • Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó , các bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền.
    • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.
  9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về tài sản thừa kế đối với các loại tài sản sau đây:
    • Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006.
    • Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
    • Đối với nhận thừa kế là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê đất, mặt nước.
    • Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước như: ô tô, xe gắn máy (xe mô tô), tàu, thuyền, máy bay.
  10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các loại tài sản sau đây:
    • Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo qui định của Luật Chứng khoán.
    • Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
    • Đối với nhận quà tặng là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư, quyền thuê đất, mặt nước.
    • Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như: ô tô, xe gắn máy (xe mô tô), tàu, thuyền, máy bay, v.v..