Thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh luôn là vấn đề được các start-up đưa ra hàng đầu, luôn đặt ra các câu hỏi như giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp thì thành lập cái nào tốt hơn, về nghĩa vụ thuế có gì khác nhau không? Mô hình nào chịu thuế nhiều hơn? Ưu và khuyết điểm của hai mô hình này là gì?

Trước hết, khách hàng cần nắm được Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp và có nhiều điểm khác biệt so với doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về 2 mô hình kinh doanh này, mời Quý Khách hàng cùng Luật Vạn Tín đi vào tìm hiểu những đặc điểm khái quát của doanh nghiệp và của hộ kinh doanh.

Giống: Đều là mô hình kinh doanh được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Khác:

 0002-29-744x1024

0003-15-695x1024

0004-11-768x228

Từ bảng so sánh trên, ta có thể rút ra được ưu nhược điểm điển hình của hộ kinh doanh và doanh nghiệp như sau:

-Ưu, khuyết điểm của doanh nghiệp:

+ Ưu điểm: 

  • Các khoản chi phí đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh được đưa vào chi phí được trừ của tổng doanh thu tính thuế, điều này phần nào làm giảm được gánh lo cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế cho Nhà nước.
  • Xuất được hóa đơn GTGT do đó cơ hội có được n hiều khách hàng hơn hộ kinh doanh
  • Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ), trừ Doanh nghiệp tư nhân.
  • Khả năng huy động vốn cao, vừa được vay vốn, vừa được tiếp nhận thêm thành viên mới mà không bắt buộc phải là người trong gia đình, không bị giới hạn số lượng thành viên, số vốn.
  • Kinh doanh được tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm.
  • Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.
  • Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)
  • Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc), một người có thể đăng ký nhiều doanh nghiệp nên cơ hội kinh doanh cao hơn nhiều so với hộ kinh doanh.

+Khuyết điểm:

  • Chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai, phức tạp hơn so với hộ kinh doanh (tức phải kê khai và nộp hàng tháng hoặc hàng quý tùy vào quy mô doanh nghiệp, phải quyết toán thuế.
  • Ngoài nộp các loại thuế như Lệ phí môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN, còn phải nộp Thuế Thu nhập doanh nghiệp, chưa kể đến các loại thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh như Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt,… Tuy nhiên, mặc dù nộp nhiều loại thuế nhưng đối với các khoản chi phí để phục vụ kinh doanh như tiền mặt bằng, chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương trả cho nhân viên,… sẽ được đưa vào chi phí được trừ, không bị tính vào doanh thu tính thuế của doanh nghiệp.

-Ưu, khuyết điểm của hộ kinh doanh:

+ Ưu điểm: 

  • Ưu điểm lớn nhất của hộ kinh doanh so với doanh nghiệp đó là nghĩa vụ thuế

 Thứ nhất, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế

 Thứ hai, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở lên/năm và không thuộc trường hợp bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp kê khai: chỉ chịu 03 loại thuế và nộp thuế theo phương pháp khoán tức áp theo phần trăm của doanh thu tùy vào lĩnh vực kinh doanh. Mỗi năm chỉ khai thuế một lần, không phải quyết toán thuế. Mức lệ phí môn bài cũng thấp hơn so với doanh nghiệp. Xem chi tiết tại link:  Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế nào?

  • Cơ cấu hoạt động đơn giản, gọn nhẹ

+ Khuyết điểm:

  • Đầu tiên là về nghĩa vụ thuế, như đã nói ở trên, hộ kinh doanh được quyền nộp thuế theo phương pháp khoán, tức áp theo phần trăm doanh thu (cả vốn lẫn lãi). Tuy nhiên, cũng chính vì áp theo doanh thu nên cho dù hộ có bỏ vốn nhiều hơn, lời ít hơn, thậm chí không có lời thì vẫn phải đóng thuế theo phần trăm quy định.
  • Khuyết điểm lớn thứ hai của hộ kinh doanh là việc không xuất được hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ) cho khách hàng. Điều này là một hạn chế rất lớn của hộ kinh doanh, vì cơ bản, đối với các khách hàng là doanh nghiệp, đa phần sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ (tức khi có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì họ sẽ được đưa khoản chi phí mua hàng vào chi phí được trừ của tổng doanh thu, để không phải bị tính thuế khoản đó), thì khi mua hàng, các doanh nghiệp này sẽ yêu cầu xuất hóa đơn GTGT để họ có thể đưa vào chi phí kinh doanh. Do vậy, cơ hội kinh doanh, cạnh tranh của hộ kinh doanh, hợp tác với các khách hàng lớn cũng hạn chế so với các loại hình khác hơn rất nhiều.
  • Thứ ba, về trách nhiệm pháp lý, hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh, tức khoản nợ lớn hơn số vốn kinh doanh, thì chủ hộ và các thành viên trong hộ kinh doanh phải lấy tài sản cá nhân ra để trả nợ.
  • Thứ tư, về khả năng huy động vốn, hộ kinh doanh không được tiếp nhận thêm thành viên nào ngoài hộ gia đình. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cũng không được vay vốn ngân hàng, mà chỉ được vay với tư cách cá nhân mà thôi.
  • Thứ năm, ngành nghề kinh doanh, có một số ngành nghề hộ kinh doanh không được quyền kinh doanh như doanh nghiệp (kinh doanh tổ chức tín dụng, dịch vụ kế toán, bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,..)
  • Thứ sáu, quy mô nhỏ nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh
  • Thứ bảy, cá nhân, thành viên gia đình chỉ đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi cả nước

Như vậy, có thể nói Hộ kinh doanh phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai. Còn doanh nghiệp phù hợp với cá nhân, tổ chức có mục tiêu kinh doanh lớn, mở rộng thị trường hoạt động, sản xuất kinh doanh bài bản, dễ phát triển trong tương lai, tạo được vị thế nhất định trong thị trường kinh doanh.

Theo đó, việc lựa chọn loại hình nào cũng đều có những ưu, nhược điểm nhất định, Quý Khách hàng cần cân nhắc theo tình hình thực tế và dự định phát triển trong tương lai để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về vấn đề “Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh”. Hy vọng phần nào giúp Quý khách hàng giải đáp được thắc mắc của mình.

Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ Luật Vạn Tín.