I. Kinh doanh mỹ phẩm online cần giấy tờ gì? 

Bán hàng online hay gọi khoa học hơn là thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch trên các thiết bị điện tử. Với một định nghĩa rộng và đúng đắn hơn, nó là thực hiện các công việc trên thiết bị điện tử để góp phần tạo ra các giao dịch

Mỹ phẩm hiện nay là một trong những mặt hàng được buôn bán trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Chính vì vậy hình thức kinh doanh online mỹ phẩm đang bắt được xu hướng tuy nhiên để kinh doanh mỹ phẩm online bắt buộc người kinh doanh phải có đầy đủ về giấy tờ pháp lý như sau:

  • Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm;
  • Sổ tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
  • Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
  • Chứng minh thư nhân dân của chủ hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (hợp đồng mua bán hàng hoá, hóa đơn, phiếu mua hàng từ cơ sở nước ngoài hay tờ khai hải quan)
  • Giấy tờ chứng minh chất lượng mỹ phẩm hay giấy tờ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm mà cửa hàng kinh doanh.
  • Hóa đơn, phiếu mua hàng hoặc tờ khai hải quan…trong trường hợp nhập khẩu hoặc xách tay mỹ phẩm. Điều này giúp đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của mỹ phẩm do đó những giấy tờ này vô cùng quan trọng và cần thiết.

Theo điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, theo quy định pháp luật trên, bản thân người bán hàng online đơn thuần không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Mà trách nhiệm đăng ký thuộc về doanh nghiệp vận hành website/ mạng xã hội có chuyên mục mua bán. Tùy vào website mà bạn sẽ được tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ của mình, ví dụ như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon, Taobao, Facebook, Instagram,…

Mặc dù không cần đăng ký kinh doanh nhưng trong quá trình bán hàng onlinevẫn cần tuân thủ các yêu cầu về thông tin, chất lượng hàng hóa/dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định

II. Kinh doanh mỹ phẩm online thì nên thành lập Công ty hay hộ kinh doanh cá nhân?

Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh, để đáp ứng hình thức nào phù hợp với mình thì cần phải cân nhắc xem xét về các yếu tố như vốn, sản phẩm kinh doanh, quy mô kinh doanh, đối tượng khách hàng… mà lựa chọn thành lập Hộ kinh doanh hay thành lập Công ty. Vì vậy, chỉ cần xác định được mục tiêu thì sẽ lựa chọn được hình thức kinh doanh.

Quan trọng hơn hết đối với kinh doanh online bản chất là quá trình buôn bán trung gian qua các website, app mua sắm thì việc quan trọng là đa dạng hàng hóa hơn và có thu nhập ổn định hơn. Bên cạnh đó đối với những người muốn kinh doanh nhưng chưa có vốn thì cũng có thể bán hàng ở các trang mạng đó và các thủ tục đăng ký dễ dàng nhanh chóng hơn.

Kinh doanh mỹ phẩm online thì cần vốn bao nhiêu?

Trước tiên để giải quyết cho vấn đề kinh doanh mỹ phẩm online cần bao nhiêu vốn thì phải xác định kênh bán hàng của mình là gì. Vì đối với các kênh bán hàng như facebook cá nhân, instagram, zalo… thì số vốn cần để kinh doanh chủ yếu là để nhập hàng về bán. Ngoài ra, nếu như chọn bán ở các kênh trung gian khác như các sàn thương mại điện tử, bạn sẽ cần thêm phí đăng ký bán hàng tại đó. Hoặc nếu bạn kinh doanh trên website, sẽ mất một khoản phí cho việc thiết kế web, quảng bá web…

III. Kinh doanh mỹ phẩm online trên website cần bao nhiêu vốn

Chi phí thiết kế website

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị chuyên thiết kế website với các dịch vụ và mức giá khác nhau. Nhìn chung số vốn cần cho việc thiết kế và duy trì website dao động khoảng từ 1 triệu đồng/năm trở lên.

Chi phí SEO

Hiểu đơn giản, thì để website hoạt động và phát triển, tiếp cận nhiều khách hàng hơn thì cần thuê đội ngũ làm SEO. Các đơn vị nhận SEO sẽ hỗ trợ  trong việc triển khai nội dung web và giúp cho các từ khóa bán hàng của bạn lên top tìm kiếm của google. Từ đó, thương hiệu mỹ phẩm online của bạn sẽ  tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và bán được hàng.

Chi phí cho việc SEO website bán hàng thông thường, được chia làm 3 cấp độ như sau:

  • Dự án dễ: Tổng chi phí cần khoảng từ 20 triệu đồng (bao gồm các chi phí cơ bản như tiền chi cho nội dung bài viết, tiền thuê người làm SEO và chi phí phát sinh khác)

  • Dự án trung bình: Khoảng từ 50 triệu đồng

  • Dự án khó: Số tiền có thể lên đến 200 triệu đồng

Ưu điểm của áp dụng cách này là website của bạn sẽ lên top tìm kiếm nhiều từ khóa và tiếp cận khách hàng một cách bền vững. Ngược lại,  cần khoảng thời gian ít nhất 3 tháng để thấy được những ảnh hưởng của nó. Và thời gian của một dự án thường kéo dài từ 8 tháng, đối với những dự án khó hơn có thể kéo dài hơn.

Chi phí quảng cáo (Google adwords)

Đây là cách tương tự với SEO, tức là phải sẽ bỏ tiền ra để giúp cho các từ khóa của mình lên top tìm kiếm của google. Tuy nhiên, so với SEO thì chạy quảng cáo trên google có một số điểm khác biệt chính như sau:

  • Số tiền bỏ ra lớn hơn

  • Thời gian lên top nhanh

  • Số vốn cần có tùy thuộc vào ngân sách tài chính của bạn

  • Sẽ mất top nếu như bạn dừng việc chi tiền cho quảng cáo

Chi phí cần có cho việc quảng cáo Google sẽ được tính theo các hình thức như:

  • Tính theo số lần nhấp vào quảng cáo: Phí được tính cho mỗi lần nhất định và cũng tùy thuộc vào độ cạnh tranh của từ khóa.

  • Tính theo số lần hiển thị: Số tiền được tính trên mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo của bạn trên google.

  • Tính theo số lần chuyển đổi từ việc nhấp vào quảng cáo của người sử dụng mạng xã hội

Hiện nay, chi phí cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo của bạn sẽ dao động từ 23.000VNĐ đến 50.000VNĐ. Một số từ khóa đắt nhất có thể lên tới hàng triệu đồng cho mỗi lần nhấp.

Bên cạnh đó, nếu như các nhà kinh doanh chưa có kinh nghiệm trong việc chạy quảng cáo cho website, chi phí phát sinh còn cần thêm cho việc thuê nhân viên chạy quảng cáo. Số tiền dao động từ 5 triệu đồng mỗi tháng.

Chi phí nhập hàng

Kinh doanh mỹ phẩm online cần bao nhiêu vốn cho nhập hàng? Để giải quyết nguồn chi phí cho việc nhập sỉ mỹ phẩm về bán trên website, đầu tiên bạn cần xem xét qua một số yếu tố ảnh hưởng đến số vốn nhập hàng như:

  • Chất lượng sản phẩm

  • Số lượng

  • Chủng loại

  • Thương hiệu

Giả sử bạn cần nhập với số lượng 10 loại khác nhau (kem trị mụn, trị nám, trắng da…), tương ứng mỗi loại nhập với số lượng 10 sản phẩm. Giá trung bình mỗi sản phẩm là 300.000 VNĐ. Vậy bạn cần ít nhất 30 triệu cho việc bán mỹ phẩm online trên website.

Ngoài các chi phí chính nêu trên, còn một số chi phí khác như, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, chi phí dự phòng… Vậy với hình thức website, kinh doanh mỹ phẩm online cần bao nhiêu vốn? Câu trả lời sẽ rất khó để đưa ra một con số chính xác. Nhưng một cách tổng quan, số vốn cần có ít nhất là 100 triệu đồng để bắt đầu bán mỹ phẩm online trên website.

Do đó, đối với việc phát triển kênh bán hàng trên website thường chỉ phù hợp với các nhà kinh doanh tương đối ổn định, đã có cho mình những kinh nghiệm cũng như số vốn cần có. Đối với nhiều nhà bán mỹ phẩm online khác, nguồn vốn còn hạn chế thì việc kinh doanh trên website là rất khó.

IV. Kinh doanh mỹ phẩm online qua các trang thương mại điện tử

Khác với việc kinh doanh online trên website, bán mỹ phẩm qua các trang thương mại điện tử, bạn thường sẽ chỉ cần số vốn cho các chi phí cơ bản như:

  • Chi phí nhập hàng: Số vốn nhập hàng khi kinh doanh mỹ phẩm online trên các trang thương mại điện tử chỉ từ 5 – 10 triệu đồng là có thể bắt đầu bán mỹ phẩm online 

  • Chi phí cho các sàn thương mại điện tử: Đây là chi phí cho việc bạn đăng ký bán hàng tại các trang này. Số tiền phí sẽ được tính tùy vào chính sách của các trang thương mại điện tử khác nhau. Ví dụ, Shopee hiện tại thu phí người bán 2% trên tổng giá trị của đơn hàng. Như vậy, số vốn cần chuẩn bị là khoảng 1 triệu đồng.

  • Chi phí vận chuyển: Con số sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc vào khối lượng và số lượng đơn hàng.

  • Chi phí dự phòng: Thông thường đây là chi phí không bắt buộc phải có, nhưng khi  kinh doanh bạn cũng nên chuẩn bị từ 2 đến 5 triệu đồng để phòng các trường hợp khẩn cấp.

Nhìn chung, số vốn bỏ ra không nhiều cho việc bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm online trên các sàn thương mại điện tử. Đồi với các nhà bán mỹ phẩm quy mô nhỏ, số vốn cần khoảng từ 10 triệu đồng để bắt đầu khởi nghiệp.

V. Bán mỹ phẩm online trên các trang mạng xã hội cá nhân cần bao nhiêu vốn

Đối với hình thức này, số vốn cần chuẩn bị chủ yếu là nhằm mục đích nhập hàng. Ngoài ra, bạn sẽ tiết kiệm được các chi phí cho việc thiết kế, phát triển website hay chi phí cho các trang thương mại điện tử trung gian. Như vậy, chỉ với khoảng từ 5 triệu đồng trong tay là  có thể bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm online .

VI. Kinh doanh mỹ phẩm online không cần vốn

Bên cạnh câu hỏi phổ biến: “Kinh doanh mỹ phẩm online cần bao nhiêu vốn?” thì nhiều người cũng thắc mắc rằng liệu có cách nào kinh doanh mà không cần đến vốn. Câu trả lời là “Có”. Một số hình thức kinh doanh mỹ phẩm online không cần vốn mà nhiều người áp dụng hiện nay phải kể đến như:

  • Tiếp thị liên kết (Marketing Affiliate)

  • Bán mỹ phẩm order (yêu cầu khách ứng trước tiền hàng)

  • Cộng tác viên bán hàng

  • Cộng tác viên livestream bán hàng

  • Bán mỹ phẩm handmade từ các nguyên liệu có sẵn

VII. Kinh doanh mỹ phẩm online thì nộp tiền thuế bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 27. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng

7. Lưu trữ thông tin về các giao dịch được thực hiện qua website theo quy định của pháp luật về kế toán; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Do vậy, khi kinh doanh mỹ phẩm online thì cá nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế. Cá nhân kinh doanh có mức thu nhập trên 100 triệu đồng thì phải đóng các loại thuế sau gồm: thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể căn cứ theo  Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị Định 139/2016 NĐ-CP

Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định như sau: 

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. 

Như vậy, người bán hàng online có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Còn thu nhập từ dưới 100 triệu đồng trở xuống  thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN nhưng phải có trách nhiệm khai thuế và nộp hồ sơ thuế đúng hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định Và chỉ cần nộp thuế môn bài như quy định trên.

VIII. Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng

Số tiền thuế phải nộp khi thuộc một trong các trường hợp kinh doanh online phải nộp thuế được tính theo phương pháp khoán. Theo thông tư 40/2021/TT-BTC số tiền thuế được xác định như sau:

Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó,

  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

  • Tỷ lệ tính thuế: Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

1. Thủ tục xin giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm?

Thủ tục xin giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm tương đối đơn giản, hộ kinh doanh chỉ cần thực hiện 2 bước như sau:

Bước 1: Cá nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh lên UBND quận/huyện nơi đặt địa chỉ của hộ kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó, hồ sơ có ghi rõ ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm, địa điểm kinh doanh, người đại diện, vốn kinh doanh.

Bước 2: UBND quận/huyện sẽ xem xét hồ sơ: 

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, UBND quận/huyện cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho hộ kinh doanh.

  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì UBND quận/huyện gửi thông báo sửa đổi bổ sung kèm hướng dẫn. Bạn cần sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ cho UBND quận/huyện để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm?

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, gồm các nội dung sau:
    • Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại
    • Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước người đứng đầu hộ kinh doanh
    • Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm
    • Số vốn kinh doanh
    • Số lao động sử dụng
  2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của người đứng tên hộ kinh doanh.
  3. Hợp đồng thuê nhà (hoặc Hợp đồng mượn nhà để đặt địa điểm hộ kinh doanh) + bản sao y chứng thực Giấy tờ nhà (không quá 06 tháng).
  4. Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập (nếu có).

2. Thời hạn cấp giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm?

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mỹ phẩm cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; Tên hộ kinh doanh cá thể dự định đăng ký phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh mỹ phẩm theo quy định. 
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh mỹ phẩm không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đăng ký kinh doanh mỹ phẩm. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc không nhận được thông báo hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh cá thể có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

3. Lệ phí xin giấy phép kinh doanh mỹ phẩm?

Lệ phí xin giấy phép kinh doanh mỹ phẩm là 50.000 đồng

4. Nơi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mỹ phẩm?

Nộp hồ sơ xin giấy phép đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ cửa hàng kinh doanh.

5. Các công việc cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh mỹ phẩm?

Sau khi có giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm cần phải làm các công việc sau:

  • Xin cấp mã số thuế:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục  thuế quản lý trực tiếp hoặc hồ sơ đăng ký thuê điện tử qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế

  • Đăng ký bảo hộ độc quyền logo, tên thương hiệu
  • Đăng  ký số mã vạch ( lưu thông trong nước và nước ngoài).
  • Công bố sản phẩm.(trừ những trường hợp không công bố sản phẩm)
  • Riêng với mỹ phẩm nhập khẩu thì ngoài giấy phép kinh doanh mỹ phẩm phải đảm bảo sản phẩm chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ của từng loại mặt hàng. Đồng thời, các loại hóa mỹ phẩm khi nhập khẩu cần đáp ứng:
    • Thủ tục nhập khẩu hợp lệ tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

    • Sản phẩm mỹ phẩm được Cục quản lý dược thuộc Bộ y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố hóa mỹ phẩm còn hiệu lực và chấp thuận nhập khẩu vào Việt Nam.

    • Xuất trình đầy đủ hồ sơ, giấy tờ mua bán kinh doanh mỹ phẩm với cơ quan Hải quan.

Với các loại mỹ phẩm lưu hành trong nước, cá nhân và chủ doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Hàng hóa mỹ phẩm lưu hành trong nước được dán nhãn hiệu như hồ sơ gửi tới Bộ y tế. Không chấp nhận các trường hợp sang chiết hay thay đổi vỏ hộp sản phẩm.

  • Nhãn hiệu hàng hóa mỹ phẩm lưu hành trong nước không trùng lẫn với nhãn hiệu mỹ phẩm đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

- Đồng thời khi kinh doanh mỹ phẩm online cần tư vấn đúng giá trị, chức năng, nguồn gốc của sản phẩm tránh tình trạng tư vấn sai ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng khách hàng

- Kinh doanh online như một con dao hai lưỡi vì vậy khi kinh doanh cần phải tuân thủ quy tắc đạo đức, không chửi tục,.. khi livestream, đánh cắp thông tin khách hàng, giao hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng.

- Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh không vi phạm pháp luật.

- Cuối cùng, nhập hàng mỹ phẩm phải rõ nguồn gốc đảm bảo giấy tờ, kiểm định chất lượng.

VIII. Dịch vụ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm:

  • Tư vấn lựa chọn loại hình kinh doanh mỹ phẩm phù hợp;

  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép hộ kinh doanh;

  • Nộp và nhận Giấy phép hộ kinh doanh;

  • Khai báo thuế cho hộ kinh doanh;

  • Tư vấn các quy định và giấy tờ về kinh doanh mỹ phẩm 

Phí dịch vụ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh mỹ phẩm: từ 3-5 triệu đồng. 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT VẠN TÍN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!