Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật quy định nhằm xác lập quan hêh hôn nhân giữa người nam với người nữ. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Kết hôn là việc nam và nữa xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Do đó, đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi công dân mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước.
Theo quy định tại khản 1 Điều 9 Luật hôn nhan và gia đình thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện ký theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 và pháp luật về hộ tịch. Cũng theo quy định tại khoản này, Luật đã quy định: Việc kết hôn không đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Về pháp lý, chỉ thông qua hành vi đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mới được xác lập, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hôn nhân đó. Giấy chứng nhận kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp là một chứng thư có giá trị pháp lý xác nhận hai bên nam nữ đã phát sinh một quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong truyền thống hôn nhân – gia đình của các dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều nghi thức kết hôn theo phong tục tập quán khác nhau, nhưng đăng ký kết hôn là”nghi thức” duy nhất được pháp luật thừa nhận. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Đối với công tác quản lý nhà nước, việc quy định các thủ tục pháp lý về đăng ký kết hôn nhằm đảm bảo cho sự quản lý việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình; bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng theo quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình nam 2014; đồng thời cũng thông qua hành vi đăng kí kết hôn cho công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện chức năng giám, sát, ngăn ngừa các quan hệ hôn nhân trái pháp luật như tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân hoặc các hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong khi cưới hỏi…
Ngoài ra, trong trường hợp hai vợ chồng trước đó ly hôn với nhau nay muốn chung sống trở lại cũng buộc phải thực hiện đăng ký kết hôn thì việc chung sống trở lại đó mới được coi là hợp pháp (theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).