Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhau cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch khác khác phù hợp với các quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

Trong trường hợp trên, nếu việc vay mượn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như dùng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, sửa chữa nhà cửa, chăm lo cho con cái… thì dù chỉ có chồng chị A đứng tên vay mượn thì chị A cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn. Tuy nhiên, do chị A không biết việc vay này của chồng, đồng thời, chồng chị và chị G là chủ nợ cũng khẳng định điều này, do vậy, chị A không phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ.

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi việc chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức.

Lời tư vấn nêu trên là không đúng theo quy định pháp luật. Do vậy, chị A vẫn có quyền chia tài sản hcung là căn nhà của vợ chồng chị khi lu hôn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.