- Về loại hóa đơn:
- Theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, hóa đơn GTGT và hóa đơn xuất khẩu được dung trong các trường hợp sau:
- “a) Hóa đơn giá trị gia tang là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tang theo phương pháp khấu trừ.
- …
- c) Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dung trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hình thức vầ nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại…
- …Tổ chức, cá nhân được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại”.
- Để đảm bảo thông nhất trong quá trình thực hiện, phân biệt rõ về công dụng của hóa đơn GTGT và hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn GTGT và hóa đơn xuất khẩu được sử dụng trong các trường hợp sau:
- “a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư này) là là loại hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tang theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- …
- c) Hóa đơn xuất khẩu là loại hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nươc ngoài, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định pháp luật về thương mại (mẫu 5.4 Phụ lục 5 ban hành kèm thông tư này)”.
- “a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư này) là là loại hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tang theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Thông tư cũng đưa ra nhiều ví dụ về loại hàng hóa trong một số trường hợp cụ thể.
- Theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, hóa đơn GTGT và hóa đơn xuất khẩu được dung trong các trường hợp sau:
- Ký hiệu hóa đơn tự in:
- Tại Thông tư 153/2010/TT-BTC hướng dẫn về ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát hành hóa đơn.
- Quyết định số 2905/QĐ-BTC đính chính Thông tư 153 hướng dẫn về ký hiệu hóa đơn là dấu hiệu phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm tạo hóa đơn.
- Thông tư đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách ghi năm trong ký hiệu hóa đơn đối với hình thức hóa đơn tự in và đưa ra ví dụ cụ thể:
- “Đối với hóa đơn tự in, 02 chữ số cuối là năm bắt đầu sử dụng hóa đơn ghi trên thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra.
- Ví dụ: Doanh nghiệp X thông báo phát hành hóa đơn tự in vào ngày 07/06/2013 với số lượng hóa đơn là 500 số, từ số 201 đến hết số 700. Đến hết năm 2013, doanh nghiệp X chưa sử dụng hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát hành. Năm 2014, doanh nghiệp X được tiếp tục sử dụng cho hết 500 số hóa đơn đã thông báo phát hành trên.
- Trường hợp doanh nghiệp X không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sủ dụng và thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định”.
- Số liên hóa đơn đối với tổ chức, cá nhân bán các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:
- Theo hướng dẫn tại Thông tư 153/TT-BTC, mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên, trong đó: liên 1: lưu; liên 2: giao cho người mua.
- Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, tổ chức, cá nhân phải nộp cho cơ quan đăng ký hóa đơn bản gốc (liên 2).
- Thông tư hướng dẫn cụ thể về số liên hóa đơn sử dụng trong trường hợp tổ chức bán các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sủ dụng như sau:
- “Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền tạo, phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó, giao cho người mua 2 liên: liên 2 “giao cho người mua” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký sở hữu, quyền sử dụng chỉ tạo hóa đơn 2 liên thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (ô tô, xe máy…) với cơ quan có thẩm quyền mà liên 2 của hóa đơn phải lưu tại cơ quan quản lý đăng ký tài sản (ví dụ: cơ quan công an…) được sử dụng các chứng từ sau để hạch toán kế toán, kê khai, khấu trừ thuế, quyết toán vốn ngân hàng nhà nước theo quy định: Liên 2 hóa đơn (bản chụp có xác nhận của người bán), chứng từ thanh toán theo quy định, biên lai trước bạ (liên 2, bản chụp)liên quan đến tài sản phải đăng ký”.
- Về dấu phân cách chữ số, chữ viết trên hóa đơn (Điều 4):
- Căn cứ Luật Kế toán, Nghị định 51/2010/NĐ-CP, tại Thông tư 153/2010/TT-BTC hướng dẫn như sau: “Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị”.
- Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có dấu phân cách số tự nhiên và chữ viết tiếng Việt không dấu khác với hướng dẫn trên, Thông tư hướng dẫn bổ sung như sau:
- “Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là số phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chũa số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là chữ viết tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy (,), dấu chấm (.) để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải ghi bằng chữ. Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, các doanh nghiệp phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung của hóa đơn lập theo cách ghi chũa viết, chữ số đã đăng ký”.
- Về nội dung trên hóa đơn đã lập (Điều 4):
- Thông tư bổ sung hướng dẫn phải có tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa điện tử trong trường hợp sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử.
- Về nội dung hóa đơn xuất khẩu (Điều 4):
- Thông tư hướng dẫn bổ sung ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và mã số thuế trên hóa đơn xuất khẩu.
- Bổ sung hướng dẫn về dộ dài hóa đơn tự in (điểm k khoản 1 Điều 4):
- Nghị định 51 và Thông tư 153 không quy định cụ thể kích thước của hóa đơn mà chỉ quy định mỗi mẫu hóa đơn của cùng một tổ chức phải có cùng kích thước. Tuy nhiên, trong trường hợp hóa đơn tự in được in từ giấy cuộn thì không cố định được độ dài vì phụ thuộc vào danh mục hành hóa bán ra.
- Thông tư đã bổ sung hướng dẫn như sau: “Mỗi mẫu hóa đơn sử dụng của một tổ chức, cá nhân phải có cùng kích thước ( trừ trường hợp hóa đơn tự in trên máy tính tiền được in từ giấy cuộn không nhất thiết cố định dộ dài, độ dài của hóa đơn phụ thuộc vào độ dài của doanh mục hàng hóa bán ra”.
- Về tiêu thức dấu trên hóa đơn:
- Thông tư bổ sung hướng dẫn không nhất thiết phải có tiêu thức dấu của người bán trên hóa đơn đối với trường hợp sau:
- “Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức dấu của người bán”.
- Thông tư bổ sung hướng dẫn không nhất thiết phải có tiêu thức dấu của người bán trên hóa đơn đối với trường hợp sau:
- Về quyết định áp dụng hóa đơn tự in (khoản 1 Điều 6):
- Thông tư 153 hướng dẫn tổ chức trước khi tọa hóa đơn tự in phải ra quyết định áp hóa đơn tự in và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Để giảm bớt thủ tục và khuyến khích tổ chức tự chịu trách nhiệm và ra quyết định của mình, Thông tư bỏ hướng dẫn: phải gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp quyết định áp dụng hóa đơn tự in.
- Về điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn (Điều 6):
- Thông tư bổ sung them một khoản vào Điều 6 (khoản 3) về điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn.
- Về thời hạn thông báo phát hành hóa đơn (khoản 4 Điều 9):
- Thông tư tăng thêm thời gian cho cơ quan thuế trong việc phát hiện lỗi sai trong thông báo phát hành hóa đơn từ 02 ngày làm việc lên thành 03 ngày làm việc.
- Bổ sung hướng dẫn về việc đóng dấu trên liên 2 hóa đơn mua của cơ quan thuế như sau:
- “Tổ chức, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn”.
- Bổ sung và làm rõ hướng dẫn về đối tượng được cấp hóa đơn (khoản 1 Điều 12) như sau:
- “1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
- Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tang hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tang thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn”.
- Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp lập hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử trong cùng 1 tổ chức kinh doanh như sau:
- “Trường hợp có tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng một ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy suất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy suất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh”.
- Về hóa đơn lập theo ngày đối với các siêu thị, trung tâm thương mại cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn:
- Thông tư bổ sung hướng dẫn về việc lập hóa đơn theo ngày cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn của các siêu thị, trung tâm thương mại (kể cả trường hợp tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng và dưới 200.000 đồng) như sau:
- “Các siêu thị, trung tâm thương mại thành lập theo quy định của pháp luật được lập chung một (01) hóa đơn GTGT cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng). Chỉ tiêu người mua trên hóa đơn ghi rõ là khách hàng mua lẻ không lấy hóa đơn. Trường hợp khách mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) có yêu cầu xuất hóa đơn, các siêu thị, trung tâm thương mại phải lập hóa đơn GTGT cho khách hàng theo quy định. Các siêu thị, trung tâm thương mại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu về hàng bán ra với doanh số lập hóa đơn và hàng tồn kho. Dữ liệu bán hàng phải đảm bảo lưu trữ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và cơ quan chức năng khác”.
- Bổ sung hướng dẫn cách lập tiêu thức tên hàng hóa, dịch vụ như sau:
- “c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai không sử dụng mực đỏ.
- Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.
- Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…
- Các loại hành hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm… được bán theo kỳ nhất định thì hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ”.
- Về mất hóa đơn liên quan đến bên thứ ba:
- Thông tư bổ sung vào đoạn cuối Điều 22 về xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn có liên quan đến bên thứ ba như sau:
- “Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xách định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định”.
- Về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Điều 25):
- Về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Thông tư sửa đổi theo hướng nâng thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (từ thời hạn chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng cuối của quý thành chậm nhất là ngày 30), cụ thể:
- “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhát là ngày 30/04; Quý II nộp chậm nhất là ngày 30/07, Quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và Quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau”.
- Thông tư sửa đổi theo hướng nâng thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (từ thời hạn chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng cuối của quý thành chậm nhất là ngày 30), cụ thể:
- Thông tư bổ sung hướng dẫn không cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo từng số hóa đơn đối với hàng hóa của một số ngành cụ thể:
- “Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hóa đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử dụng, tổng số xóa bỏ, mất, hủy và phải đảm bảo cung cấp được số liệu hóa đơn chi tiết (từ số… đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu”.
- Về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Về mẫu thay đổi thông tin phát hành hóa đơn (Điều 9 và Điều 25):
- Thông tư 153 có hướng dẫn trong trường hợp hóa đơn đặt in đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn địa chỉ trên hóa đơn, khi có sự thay đổi địa chỉ nếu tổ chức, cá nhân vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào địa chỉ in sẵn để tiếp tục sử dụng.
- Thông tư bổ sung hướng dẫn trong trường hợp thay đổi địa chỉ như sau:
- Trường hợp hóa đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì đóng dấu tên, địa chỉ bên cạnh tiêu thức đã in sẳn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp ( không cần phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành).
- Trường hợp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trục tiếp thì :
- Tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn gửi cơ quan thuế nơi chuyển đi.
- Nếu tiếp tục có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn, gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu 3.10) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến (không cần phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành)
- Nếu không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
CÁC NỘI DUNG HƯỚNG DẪN MỚI VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, CUNG ỨNG DỊCH VỤ (Theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013)
14/09/2022
Trả lời từ Luật Vạn Tín:
Bài viết khác
Nội dung hợp đồng BCC được pháp luật quy định như thế nào?
19/08/2022
Hóa đơn đối với khoản thu phí bảo trì chung cư (Công văn số 3942/TCT-DNL ngày 08/11/2012)
14/09/2022
Trường hợp nào được xét giảm thuế thu nhập cá nhân?
14/09/2022
Đất thuê của tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có phải nộp lệ phí trước bạ hay không?
14/09/2022
Tổ chức nào là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài?
27/09/2022