I. Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp (No criminal record) là một loại thông tin, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đề nghị của cá nhân. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp có đưa ra định nghĩa về lý lịch tư pháp như sau.

Lý lịch tư pháp là lý lịch cá nhân về án tích của người đã bị kết án hình sự bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, xác nhận về việc thi hành án của cá nhân đó và về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, quan lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan chức năng quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh vào thời điểm xin cấp, cá nhân đó có án tích hay không, có được đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản hay không.

Phiếu lý lịch tư pháp được chia ra làm 02 loại: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. 

II. Ai cần phải xin cấp  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

các đối tượng người nước ngoài sau đây có quyền yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam:

  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

III. Lợi ích của  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài ở Việt Nam thường được yêu cầu nhằm phục vụ các mục đích:

  • Lý lịch tư pháp xin visa nước ngoài

  • Lý lịch tư pháp xin Giấy phép lao động 

  • Lý lịch tư pháp để kết hôn có yếu tố nước ngoài

  • Lý lịch tư pháp nhận con nuôi

  • Lý lịch tư pháp xin nhập/thôi/trở lại quốc tịch Việt Nam

  • Lý lịch tư pháp xin cấp thẻ tạm trú

IV. Các giấy tờ cần nộp để được cấp  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Hồ sơ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

  • Bản sao công chứng hộ chiếu; 
  • Bản sao công chứng Sổ đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam); 

Mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP)

V. Thủ tục cấp  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài;

- Bản chụp hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

- Bản chụp giấy chứng nhận tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

- Đối với trường hợp ủy quyền làm lý lịch tư pháp thì cần có thêm giấy tờ sau:

  • Bản chính Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực;
  • Xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.

Chỉ được ủy quyền trong trường hợp xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình…).

- Các giấy tờ không yêu cầu nộp bản chính thì cần mang theo bản chính để đối chiếu (trường hợp giấy tờ được chứng thực thì không cần đối chiếu.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ được xác định như sau:

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú;

- Người nước ngoài đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp (200.000 đồng/lần/người), người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là không quá 15 ngày.

Để tiết kiệm thời gian, người nước ngoài cũng có thể tiến hành xin cấp lý lịch tư pháp qua mạng. Thủ tục như sau:

- Truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home

- Chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ: Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hoặc Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam;

- Nhập Tờ khai;

- Nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài qua bưu điện

Người cần cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi làm lý lịch tư pháp qua bưu điện thì thay vì nộp trực tiếp, cần gửi 01 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính tới Sở Tư pháp để được giải quyết. Khi nộp hồ sơ thì phải nộp phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp và phí dịch vụ bưu chính bằng 01 trong 03 cách:

- Chuyển tiền vào tài khoản của Sở Tư pháp. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm nộp.

- Nộp tiền trực tiếp tại Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).

- Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí đến Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).

Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ gửi phiếu hẹn trả kết quả sẽ vào địa chỉ email hoặc qua điện thoại, tin nhắn của người yêu cầu cấp Phiếu.

Người xin cấp lý lịch tư pháp nhận hồ sơ tại địa chỉ được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết qua dịch vụ bưu chính.

VI. Nơi nộp hồ sơ cấp  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Sở Tư pháp nơi tỉnh, thành phố mà người nước đã cư trú hoặc đang cư trú tại Việt Nam.

VII. Thời gian giải quyết cấp  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam 

Thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nếu nhận kết quả bưu điện, bạn sẽ cần thêm  1 – 3 ngày để kết quả được gửi tới địa chỉ yêu cầu.

VIII. Phí và lệ phí cấp  Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Mỗi Người nước ngoài làm Lý lịch tư pháp đều phải nộp khoản phí Lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/phiếu.  Phí này có thể được thanh toán theo 03 hình thức:

  • Chuyển vào tài khoản của đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (có thể thực hiện bằng đồng ngoại tệ);

  • Nôp trực tiếp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam); hoặc

  • Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí tới Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam).

Ngoài ra, nếu xin qua đường bưu điện hoặc xin online, người yêu cầu cũng sẽ phải thanh toán khoản tiền chuyển phát khoảng:

  • 20.000 – 60.000 đồng nếu chuyển phát tại Việt Nam, hoặc

  • 700.000 – 2.000.000 đồng nếu chuyển phát đi nước ngoài.