I. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.

II. Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu

Doanh nghiệp liên hệ khắc dấu nộp thông báo về việc sử dụng con dấu, mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp trước khi sử dụng con dấu.

III. Mở tài khoản ngân hàng

Bước 1: Lựa chọn ngân hàng sẽ mở tài khoản: Doanh nghiệp nên lựa chọn ngân hàng có địa điểm gần trụ sở, và có nhiều phòng giao dịch trên cả nước để thuận tiện giao dịch, cũng như thuận tiện cho đối tác giao dịch thanh toán với mình.

Bước 2: Chuẩn bị sẵn các tài liệu sau:

  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (01 bản sao y có chứng thực);
  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu của Doanh nghiệp (01 bản chính và 01 bản photo);
  • Bản sao chứng thực CMND của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản;
  • Bản sao chứng thực CMND của những người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng hoặc ủy quyền quyền chủ tài khoản (Nếu có);
  • Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (Nếu có);

Bước 3: Liên hệ với ngân hàng để nhận các biểu mẫu đăng ký mở tài khoản;

Bước 4: Hoàn thiện các tài liệu đăng ký, tập hợp hồ sơ và gửi ngân hàng để mở tài khoản công ty; Đồng thời, chuẩn bị số tiền nộp vào tài khoản để đáp ứng yêu cầu về số dư tối thiểu trong tài khoản được quy định bởi mỗi ngân hàng. Thông thường, số tiền này là 1 triệu đồng đối với tài khoản VNĐ.

Bước 5: Đặt mua SÉC tại ngân hàng để sẵn sàng rút tiền khi có dư tài khoản;

IV. Nộp sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế nơi đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu để hoàn tất quá trình thành lập doanh nghiệp.

Chú ý: Hạn nộp tờ khai thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập theo như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

V. Gắn biển hiệu tại trụ sở chính

Doanh nghiệp phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

Việc gắn biển hiệu của doanh nghiệp được hướng dẫn tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

  • Các hình thức biển hiệu:Việc viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân có thể thực hiện dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
  • Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:

+) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;

+) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.

  • Vị trí biển hiệu:Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
  • Nội dung biển hiệu:

+) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

+) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;

+) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

+) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);

+) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

VI. Giấy phép con

Đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con, doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Các ngành nghề xin giấy phép con, vui lòng xem tại link sau:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Nganhnghedautukinhdoanh.aspx

VII. Thực hiện góp vốn theo cam kết

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn như sau:

  • Đối với công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn): Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
  • Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD.

VII. Cấp giấy chứng nhận phần góp vốn

Công ty TNHH 2 TV trở lên phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tại thời điểm góp vốn.

IX. Sổ đăng ký thành viên và sổ đăng ký cổ đông

Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ sổ đăng ký thành viên (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên) hoặc sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần).

X. Thông báo về tiến độ góp vốn

Công ty TNHH 2 TV trở lên phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cam kết góp vốn. Công ty cổ phần phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKKD.

XI. Thành lập ban kiểm soát

Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát . Trường hợp doanh nghiệp không thành lập Ban kiểm soát thì bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định

XII. Lưu giữ hồ sơ tại công ty

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần lưu giữ các giấy tờ sau đây tại Công ty:

  • Bố cáo thành lập, bố cáo thay đổi (nếu có);
  • Bản chính Giấy chứng nhận kinh doanh;
  • Điều lệ Công ty;
  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa chỉ hợp pháp để kinh doanh của Doanh nghiệp;
  • Sổ đăng ký thành viên, Sổ cổ đông, Giấy chứng nhận cổ phần;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

0001-1-4-1024x961

LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI LUẬT VẠN TÍN

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mô hình kinh doanh, mục tiêu kinh doanh;
  2. Tư vấn các nội dung đăng ký doanh nghiệp: tra cứu tên doanh nghiệp, vốn điều lệ, trụ sở (tư vấn hoặc soạn thảo hợp đồng thuê trụ sở),
  3. Tư vấn về người đại diện pháp luật, thành viên góp vốn/ cổ đông, tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ góp vốn điều hành, kiểm soát doanh nghiệp
  4. Tư vấn mức vốn góp, tài sản góp vốn, hình thức góp vốn, sổ sách ghi nhận góp vốn.
  5. Soạn thảo hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp
  6. Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp
  7. Đại diện nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp
  8. Tư vấn và cung cấp các mẫu văn bản trong quản lý điều hành doanh nghiệp: sổ góp vốn, sổ cổ đông, Biên bản họp, Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Quyết định của Hội đồng thành viên, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng, Thoả thuận hợp tác góp vốn, Hợp đồng thoả thuận của các cổ đông…
  9. Tư vấn và cung cấp các mẫu hợp đồng phù hợp theo hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
  10. Tư vấn và cung cấp các biểu mẫu và quy trình thuê mướn lao động: hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, hợp đồng cộng tác viên, Nội quy lao động.

Trên đây là bài viết của Luật Vạn Tín về Những vấn đề cần lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp.