DỊCH VỤ TƯ VẤN THỦ TỤC KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

I. Kinh doanh dịch vụ ăn uống như: quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, quán trà sữa, tiệm bánh mì… thì cần giấy tờ gì? 

Các giấy tờ cần có để kinh doanh dịch vụ ăn uống như: quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, quán trà sữa, tiệm bánh mì…gồm có:

  1. Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh (dành cho cá nhân kinh doanh) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (dành cho kinh doanh dưới hình thức Công ty).
  2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực  phẩm;
  3. Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có);
  4. Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có);

II. Kinh doanh dịch vụ ăn uống như: quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, quán trà sữa, tiệm bánh mì… thì nên thành lập Công ty hay hộ kinh doanh cá nhân?

Hiện nay có các loại hình là hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Nếu quy mô kinh doanh không quá lớn, số lao động sử dụng dưới 10 người và không có nhu cầu mở rộng kinh doanh ở các địa điểm khác thì có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Trường hợp nếu muốn mở hệ thống cửa hàng kinh doanh cafe với quy mô lớn có thể tiến hành thành lập công ty.

III. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống như: quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, quán trà sữa, tiệm bánh mì…

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đặt địa điểm với các thông tin cơ bản của mình & nộp lệ phí đăng ký

Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

IV. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, khi tiến hành đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh, các cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (quy định tại Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), bao gồm các nội dung sau:

  • Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại;

  • Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước người đứng đầu hộ kinh doanh;

  • Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm;

  • Số vốn kinh doanh;

  • Số lao động sử dụng.

  • Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

  • Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

V. Thời hạn cấp giấy phép

1. Đối với Hộ kinh doanh:

Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí thì  đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ  trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Đối với doanh nghiệp:

Nộp hồ sơ thành lập Công ty đến Sở đến Kế hoạch Đầu tư, sau 05 ngày làm việc thì thông báo kết quả và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Sau đó, Công ty tiến hành các thủ tục tiếp theo như: khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng, khai báo thuế ban đầu, đăng ký hoá đơn, đăng ký lao động ...

VI. Lệ phí 

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là 50.000 đồng;

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng;

VII. Nơi nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

1. Đối với hộ kinh doanh

Nộp hồ sơ xin giấy phép đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ kinh doanh. 

2. Đối với doanh nghiệp

Nộp online thông qua cổng thông tin quốc gia hoặc nộp trực tiếp bằng hồ sơ giấy đến Sở kế hoạch đầu tư tỉnh.

VII. Các công việc cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Ngay sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công việc phải làm ngay trong vòng 01 tháng là liên hệ với chi cục Thuế Quận/ huyện khai báo thuế và nộp thuế môn bài.

  • Tiếp theo là xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có); Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có);

IX. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập Công ty:

  • Tư vấn lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp;

  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Nộp và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

  • Khai báo thuế;

  • Tư vấn các quy định và giấy tờ cần chuẩn bị cho Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phí dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh hoặc thành lập Công ty: từ 3-5 triệu đồng

Phí dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: từ 5 -10 triệu đồng cho hộ kinh doanh, từ 10-15 triệu đồng cho Công ty.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT VẠN TÍN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!