Khoản 1 điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định, nạn nhân của bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

  1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;Nghĩa là nạn nhân có quyền được yêu cầu các cơ quan nhà nước ( như Ủy ban nhân dân), các tổ chức (Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) hoặc người có thẩm quyền( như trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố..) thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏa, nhân phẩm và các quyền lôi hơp pháp khac1cua3 mình như chăm sóc y tế, được có chỗ ở tạm thời…

  2. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Trong trường hợp có người có hành vi bạo lực gia đình không chấm dứt thực hiện các hành vi bạo lực thì nạn nhân có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ mình khỏi các hành vi bạo lực. Chỉ cơ quan và người được quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 mới được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cấm tiếp xúc.

  3. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;Với những nạn nhân của bạo hành về thể chất và tinh thần thì rất cần được hỗ trợ về chăm sóc y tế, và được tư vấn nhằm giải tỏa các áp lực về tinh thần, xóa bỏ những cảm giác sợ hãi.

  4. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;Với những trường hợp nạn nhân bị bạo lực gia đình bị đánh đập, bị đuổi ra khỏi chỗ ở mà chưa thể ngăn chặn được hành vi bạo lực thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân để tạm thời hạn chế nguy cơ họ phải tiếp tục chịu các hành vi bạo hành.

  5.  Các quyền khác theo quy định của pháp luật: Ngoài những quyền đã được nêu trên, nạn nhân của bảo lực gia đình còn có thể được một số quyền khác như được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu bao gồm cung cấp đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quần áo, chăn màn và các đồ dung thiết yếu khác trong trường hợp người đó không tự lo được hoặc không có sự hỗ trợ từ người thân.