Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có phần riêng quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ( Chương XV), trong đó có những tội liên quan đến bạo lực gia đình như:
-
Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146)
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.
Theo quy định tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25.09.2001 của Bộ tư pháp, Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật hình sự năm 1999: Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hình chính về hành vi này mà còn vi phạm. Nghĩa là, trước đó người này đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong Điều 146 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện chính hành vi đó hoặc một trong những hành vi được liệt kê trong điều 146 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Thông thường, chủ thể của tội này(bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn) là: người có ảnh hưởng nhất định trong gia đình của bên nam hoặc bên nữ ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…): Người có ảnh hưởng trực tiếp đến bên nam hoặc bên nữ (người vợ cũ, chồng cũ, con sau ly hôn, người tình cũ…);Người có ảnh hưởng trong công tác ( thủ trưởng đối với nhân viên ) hoặc về tín ngưỡng, tôn giáo (như: các chức sắc trong tôn giáo với tín đồ)
-
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Hành vi ngược đại, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về an9, mặc, ở và về mặt sinh hoạt thường ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm tới thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,..làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.
Hành vi ngược đại, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương t ích, tổn hại đến sức khỏe. Trong trường hợp hậu quả thương tích gây hậu quả đến sức khỏe là lỗi vô ý, dẫn đến chết người thì bị truy cú trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người ( Điều 98)
Trong trường hợp thương tích, tổn hại đến sức khỏe hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý thì tùy trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của điều 104, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc d9eiu62 93: Tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 100 Tội bức tử (Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC).