THỦ TỤC XIN VISA VÀO VIỆT NAM
I. Visa Việt Nam là gì?
Visa Việt Nam hay còn gọi thị thực Việt Nam là “tấm vé” thông hành để công dân nước ngoài vào Việt Nam. Với mục đích du lịch, làm việc, đầu tư, thăm người thân, du học… Nếu công dân nước ngoài không xuất trình được hộ chiếu và visa nhập cảnh vào Việt Nam với cán bộ nhà nước. Thì có thể được coi là nhập cảnh trái phép.
II. Ai cần phải xin cấp Visa Việt Nam?
Visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay visa. Như vậy, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam thì phải tiến hành xin cấp visa Việt Nam để được duyệt nhập cảnh.
III. Lợi ích của Visa Việt Nam?
Thị thực còn gọi là visa, là dạng giấy phép bạn trình trước cơ quan thẩm quyền của quốc gia mà bạn xin xuất nhập cảnh vào quốc gia đó. Khi người nước ngoài có visa Việt nam thì họ sẽ được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Tại đây, họ có thể thực hiện các công việc liên quan đến nhu cầu nhập cảnh của mình như du học, công tác, du lịch, hoạt động thương mại,... dưới sự quản lý và bảo vệ của Pháp luật Việt Nam.
IV. Điều kiện để được cấp Visa Việt Nam
Về điều kiện cấp thị thực, theo quy định tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
Điều kiện cấp thị thực
-
Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
-
Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
-
Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
-
Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
- Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
- Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
- Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
- Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
- Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
V. Các giấy tờ cần nộp để được cấp Visa Việt Nam
1. Hộ chiếu: còn hiệu lực ít nhất 06 tháng, không bị rách nát hoặc mờ số và còn ít nhất hai trang trống để dán tem visa. Hộ chiếu tạm thời không được chấp nhận.
2. Công văn chấp thuận thị thực: cần có, nếu bạn lấy visa tại các sân bay quốc tế Việt Nam.
3. Ảnh: hai (02) ảnh hộ chiếu (4×6 cm) được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và không đeo kính.
4. Mẫu tờ khai: Tờ khai xuất nhập cảnh để làm thủ tục hải quan tại sân bay Việt nam.
VI. Thủ tục cấp Visa Việt Nam?
a. Thủ tục xin visa tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt nam tại nước ngoài
Bước 1: Truy cập vào website của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại đất nước bạn đang sinh sống. Hoàn thành tờ khai xin visa online. Sau đó in ra, dán ảnh và ký tên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin visa Việt Nam với đầy đủ giấy tờ phù hợp với loại visa mà bạn muốn xin.
Bước 3: Đến trực tiếp văn phòng ĐSQ/LSQ Việt Nam để nộp hồ sơ xin cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người quản lý sẽ tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày phỏng vấn. Sau đó, đương đơn nộp lệ phí theo quy định. (Phí xin visa khác nhau, phụ thuộc vào cơ quan Đại sứ quán/Lãnh sự quán cấp.
Bước 4: Người nước ngoài đến phỏng vấn visa theo lịch hẹn. Thời gian xử lý đơn xin visa có thể kéo dài từ 3-5 ngày làm việc sau khi đã có đầy đủ hồ sơ.
Bước 5: Đương đơn đến ĐSQ/LSQ Việt Nam để lấy hộ chiếu và visa.
b. Thủ tục xin Visa nhập cảnh tại sân bay Việt nam (visa cấp tại sân bay – visa tại chỗ)
Visa nhập cảnh sân bay Việt nam do Cục Xuất nhập cảnh Việt nam cấp. Để xin visa Việt Nam bằng cách này bạn cần tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Đương đơn người nước ngoài, hoặc người thân, công ty, doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin visa Việt nam. Tiến hành điền các thông tin trên tờ khai xin visa online.
Bước 2: Phía đơn vị dịch vụ xin visa Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ. Sau 5 – 7 ngày làm việc với visa công tác, và 01 ngày làm việc đối với visa du lịch, đương đơn sẽ nhận được công văn cho phép nhập cảnh. Tiến hành in công văn này ra giấy.
Bước 3: Người nước ngoài khi đến sân bay quốc tế Việt Nam cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm hộ chiếu gốc, công văn cho phép nhập cảnh, hình 4×6 nền trắng để tiến hành khai form và nhận visa tại sân bay.
Bước 4: Thực hiện thủ tục dán visa lên hộ chiếu và nộp lệ phí dán tem theo quy định.
c. Thủ tục xin Visa điện tử (hay E-visa)
Đây là cách xin thị thực Việt nam mới nhất với thủ tục khá đơn giản theo 3 bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website chính thức của E-visa Việt Nam. Sau đó làm theo các hướng dẫn, điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào đơn xin visa Việt Nam online.
Bước 2: Nhận mã hồ sơ điện tử và nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.Thời gian xử lý đơn xin visa điện tử là 3 ngày làm việc.
Bước 3: Trường hợp được cấp E-visa Việt Nam thì sử dụng mã hồ sơ điện tử để in thị thực điện tử theo Mẫu số 02.
VII. Hồ sơ cấp Visa Việt Nam
Hồ sơ xin Visa du lịch
Du khách muốn xin visa với mục đích du lịch Việt Nam thì cần chuẩn bị những giấy tờ như:
-
Hộ chiếu gốc của người ngoại quốc còn thời hạn trên 6 tháng;
-
Giấy tờ chứng minh du khách ngoại quốc tham gia tour du lịch ở Việt Nam;
-
Tờ khai xin cấp thị thực Việt Nam theo mẫu đơn NA2;
-
Vé máy bay đến Việt Nam;
Mẫu tờ khai: Tờ khai xin cấp thị thực Việt Nam Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015
Hồ sơ xin cấp visa doanh nghiệp, thương mại, công tác
-
Giấy đăng ký kinh doanh, bản công chứng;
-
Mẫu đơn xin công văn nhập cảnh. (Mẫu NA2);
-
Mẫu giới thiệu con dấu và chữ ký. (Mẫu NA16);
-
Mẫu giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ;
-
Hộ chiếu photo của người nước ngoài còn thời hạn;
-
Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động công chứng cho trường hợp visa loại DN, LD;
-
Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh công chứng đối với trường hợp visa loại ĐT;
-
Thư mời người nước ngoài sang công tác, làm việc, tham dự hội nghị, sự kiện ngắn hạn;
Mẫu tờ khai: Mẫu giới thiệu con dấu và chữ ký Ban hành kèm theo thông tư số 04 /2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015
Hồ sơ xin Visa đầu tư
Nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài cùng doanh nghiệp bảo lãnh tại Việt Nam muốn xin visa đầu tư phải có đủ những giấy tờ dưới đây:
-
Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư;
-
Hộ chiếu photo của nhà đầu tư nước ngoài muốn xin visa;
-
Công văn bảo lãnh nhập cảnh Việt Nam theo mẫu NA2;
-
Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký và con dấu của công ty theo mẫu NA16 (đối với doanh nghiệp lần đầu nộp hồ sơ).
-
Các giấy tờ khác: Giấy giới thiệu, thư mời…
-
Các giấy tờ chứng minh là Nhà đầu tư như:
-
Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng thành viên góp vốn;
-
Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của công ty;
-
Giấy tờ chứng minh đã góp vốn: Báo cáo tài chính hoặc xác nhận của ngân hàng;
Hồ sơ xin visa thăm thân
Để xin visa thăm thân thì phía người nước ngoài cùng với người thân bảo lãnh tại Việt Nam phải có đầy đủ những giấy tờ sau:
-
Đơn xin cấp visa TT cho người nước ngoài theo mẫu NA3;
-
Hộ chiếu gốc còn thời hạn ít nhất 6 tháng; Chuẩn bị các giấy tờ chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước (photo công chứng);
-
Cung cấp sổ hộ khẩu gia đình (photo tất cả các trang);
-
Công văn bảo lãnh nhập cảnh Việt Nam theo mẫu NA2;
-
Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với người bảo lãnh: Đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu.
Mẫu tờ khai: Mẫu đơn xin cấp visa TT cho người nước ngoài Ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA, ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2015
Người nước ngoài muốn xin visa nhập cảnh vào Việt Nam có thể nộp hồ sơ và lệ phí xin visa ngay tại Đại sứ quán Việt Nam đặt ở nước sở tại hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam đặt tại quốc gia mà bạn mang quốc tịch.
VIII. Thời gian giải quyết cấp Visa Việt Nam
không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
IX. Phí và lệ phí cấp Visa Việt Nam
Số TT |
Nội dung |
Mức thu |
1 |
Cấp thị thực có giá trị một lần |
25 USD/chiếc |
2 |
Cấp thị thực có giá trị nhiều lần: |
|
a |
Loại có giá trị không quá 03 tháng |
50 USD/chiếc |
b |
Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng |
95 USD/chiếc |
c |
Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng |
135 USD/chiếc |
d |
Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm |
145 USD/chiếc |
e |
Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm |
155 USD/chiếc |
g |
Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) |
25 USD/chiếc |
3 |
- Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới - Chuyển ngang giá trị thị thực, thời hạn tạm trú còn giá trị từ thị thực rời cũ (đã hết chỗ đóng dấu: Kiểm chứng nhập cảnh, kiểm chứng xuất cảnh, chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú) sang thị thực rời mới. |
5 USD/chiếc
|
4 |
Cấp giấy miễn thị thực |
10 USD/giấy |