Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1226/QLTT-PC ngày 19/09/2012, công văn số 1760/QLTT-PC ngày 13/12/2012 của Cục Quản lý thị trường có gửi kèm công văn của Công ty TNHH Kiến Vương hỏi về sử dụng hóa đơn chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường, về việc này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Về lập hóa đơn khi vận chuyển thành nhiều chuyến xe:
- Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính quy định:
- “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”
- Tại Điều 23 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính quy định:
- “1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.
- 2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại Điều 22 Thông tư này.”
- Trường hợp khi bán hàng số lượng lớn cho 01 khách hàng, do số lượng hàng hóa lớn vì vậy phải vận chuyển thành nhiều đợt, nhiều chuyến xe, có khi phải vận chuyển qua ngày hôm sau thì bên bán hàng có thể lập nhiều hóa đơn cho từng chuyến hàng vận chuyển. Đề xuất về việc sử dụng hóa đơn bản sao (Photocopy) làm chứng từ vận chuyển đi kèm hàng hóa lưu thông là không đúng quy định.
- Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính quy định:
- Về gửi bản sao hóa đơn GTGT cho lái xe chở hàng:
- Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”
- Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của chính phủ quy định về xử lý vi phạm về thuế quy định: “Vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường thì bị xử phạt như sau:
- a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm;
- b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn từ trên 12 giờ đến 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm;”
- Căn cứ quy định trên:
- Về nguyên tắc khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho khách hàng. Hóa đơn giao cho khách hàng phải là bản gốc liên 2 và hóa đơn phải đi kèm hàng hóa khi vận chuyển cho khách hàng.
- Theo công văn của Công ty TNHH Kiến Vương gửi kèm theo công văn của Cục Quản lý thị trường, Công ty TNHH Kiến Vương có trình bày: khi bán hàng Công ty xuất hóa đơn GTGT theo quy định, gửi hàng qua xe khách tới khách hàng và doanh nghiệp ký, đóng dấu sao y hóa đơn GTGT gửi kèm theo hàng hóa, còn hóa đơn GTGT bản gốc gửi bằng đường bưu điện cho khách hàng.
- Như vậy, việc Công ty sử dụng bản sao hoa đơn GTGT gửi kèm theo hàng hóa là không đúng quy định. Do đó khi kiểm tra, Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP nêu trên.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên đường được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/05/2011 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an.
- Địa chỉ khách hàng trên hóa đơn GTGT:
- Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên quy định: “ Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập
- Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.
- Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm phải nhỏ hơn cỡ chữ nhỏ nhất của các nội dung bắt buộc.
- Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.”
- Tại điểm b Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên quy định: “Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế”.
- Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên quy định: “ Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập
Căn cứ quy định nêu trên thì địa chỉ của người mua trên hóa đơn GTGT là địa chỉ của người mua theo đăng ký kinh doanh. Trường hợp thỏa thuận giao hàng cho người mua tại địa chỉ khác với địa chỉ của người mua theo đăng ký kinh doanh thì khi lập hóa đơn GTGT có thể ghi bổ sung thông tin về địa chỉ nơi giao hàng như là 01 nội dung không không bắt buộc trên hóa đơn.