Hòa giải viên lao động có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Hòa giải viên lao động có nhiệm vụ hòa giải:
- Các tranh chấp lao động cá nhân tại doanh nghiệp chưa có Hội đồng hòa giải.
- Các tranh chập việc thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề.
- Các vụ tranh chấp lao động tập thể khi có yêu cầu.
- Các vụ tranh chấp lao động cá nhân sau đây khi các đương sự có yêu cầu:
- Tranh chấp về xử lí kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Chấp hành sự phân công của cơ quan lao động cấp huyện và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp.
- Không được lợi dụng danh nghĩa hòa giải viên lao động để thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
- Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vụ việc phải hoà giải.
- Đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng.
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác hòa giải, về pháp luật lao động do cơ quan lao động các cấp hoặc các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tổ chức.
- Được cơ quan lao động cấp huyện trả thù lao trong những ngày thực hiện công tác hoà giải tranh chấp lao động, kể cả những ngày nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ hai bên tranh chấp lao động để thu thập, tài liệu, chứng cứ.