Theo quy định của pháp luật, Hộ kinh doanh phải nộp 03 loại thuế sau:  

  1. Lệ phí môn bài;   
  2. Thuế thu nhập cá nhân;  
  3. Thuế giá trị gia tăng.   

 Các loại thuế phí này phải nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm do hộ kinh doanh tự kê khai.

1. Các loại thuế phải nộp 

1.1 Lệ phí môn bài 

Mức lệ phí môn bài của hộ kinh doanh được xác định dựa vào tổng doanh thu trong một năm của hộ, chứ không dựa vào số vốn điều lệ như các doanh nghiệp. 

Hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu mới thành lập.

Từ năm thứ hai (02) tức từ năm sau năm thành lập trở đi, mức nộp lệ phí môn bài hàng năm của hộ kinh doanh được quy định như sau:

ho-kinh-doanh-nam-2022-phai-nop-cac-loai-thue-nao-co-duoc-xuat-hoa-don-khong-1

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản).  

1.2 Thuế Thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) và Thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT) 

Cũng như lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu trên 100.000.000 đồng/năm thì phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT. 

Khác với Doanh nghiệp phải khai thuế theo phương pháp kê khai, hộ kinh doanh được quyền tự kê khai theo phương pháp khoán, không phải quyết toán thuế và số tiền thuế này sẽ do cơ quan thuế áp lên tùy vào doanh thu của hộ. 

Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh có doanh thu và số lao động đạt mức cao nhất của doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải nộp thuế theo phương pháp kê khai.  

1.2.1 Nguyên tắc khai thuế: 

– Xác định thuế phải nộp 

Tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp được tính như sau: 

Tiền thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

Tỷ lệ thuế GTGT

Tiền thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

 

Như vậy, để tính được số thuế phải nộp thì trước hết phải xác định và tính được doanh thu và tỷ lệ tính thuế theo từng ngành, lĩnh vực, cụ thể: 

- Doanh thu tính thuế 

Doanh thu tính thuế được quy định như sau:  

  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.  
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.  

Nghĩa là: Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của cơ quan thuế thì: 

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn 

  • Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề… 
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 

- Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu khoán

Tùy từng ngành, lĩnh vực kinh doanh mà tỷ lệ thuế được quy định khác nhau, cụ thể:

ho-kinh-doanh-nam-2022-phai-nop-cac-loai-thue-nao-co-duoc-xuat-hoa-don-khong-2

ho-kinh-doanh-nam-2022-phai-nop-cac-loai-thue-nao-co-duoc-xuat-hoa-don-khong-3

Trên đây là cách tính thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán. Theo đó, hộ kinh doanh thu trên 100 triệu/năm phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT với tỷ lệ thấp nhất là 1,5%/doanh thu và cao nhất là 7%/doanh thu, trừ trường hợp cho thuê tài sản như cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, phương tiện vận tải (phải nộp 10%/doanh thu).  

Ví dụ về cách tính thuế khoán của Hộ kinh doanh 

Chị A mở cửa hàng kinh doanh quán ăn. 

Khi đăng ký hộ kinh doanh, không xác định được Doanh thu tính thuế. Nên cơ quan thuế ấn định doanh thu thuế khoán của chị A là 10.000.000 đồng/tháng. 

Như vậy, cách tính thuế khoán phải nộp như sau:  

– Số tiền môn bài phải nộp: 300.000 đồng/năm. 

– Số thuế GTGT phải nộp: 10.000.000 x 5% = 500.000 đồng/tháng. 

– Số thuế TNCN phải nộp: 10.000.000 x 2% = 200.000 đồng/tháng 

Vậy tổng số thuế mà chị A phải đóng là 700.000 đồng/ tháng. Thông thường thuế khoán sẽ được đóng theo hàng quý, hàng nữa năm hoặc hàng năm. 

Khi chị A cần xuất 10 hóa đơn bán hàng (hoá đơn bán hàng mua của Chi cục thuế) với tổng doanh thu là 20.000.000 đồng. 

=> Số thuế mà chị A phải nộp theo hoá đơn là : 20.000.000 x 4,5% = 900.000 đồng.  

1.2.2 Thời điểm xác định doanh thu tính thuế. 

– Thời điểm xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.  

– Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.  

– Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế như sau:  

  • Hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.  
  • Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.  
  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.  

1.2.3 Hồ sơ khai thuế khoán. 

Từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.  

Hồ sơ khai thuế bao gồm:  

  • Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC. 
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC. 

Liên kết: Vui lòng xem mẫu Tờ khai thuế dành cho Hộ kinh doanh.

 ho-kinh-doanh-nam-2023-phai-nop-cac-loai-thue-nao-co-duoc-xuat-hoa-don-khong

1.2.4 Thời hạn nộp 

a) Hồ sơ khai thuế khoán 

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh được quy định rõ tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 như sau: 

“Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh”. 

Ví dụ: Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán năm 2022 chậm nhất là ngày 15/12/2021. 

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. 

Ví dụQuý 01/2020 gồm 03 tháng: Tháng 1,2,3 => Hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày 30/04/2020 

b) Tiền thuế: 

  • Căn cứ Thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. 
  • Trường hợp có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế. 

Nộp thuế tại một trong các điểm sau: 

  • Tại Kho bạc Nhà nước; 
  • Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; 
  • Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế; 
  • Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.  

ho-kinh-doanh-nam-2023-phai-nop-cac-loai-thue-nao-co-duoc-xuat-hoa-don-khong-02

2. Hóa đơn

Hộ kinh doanh không được quyền sử dụng hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ), do hộ kinh doanh không tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà tính theo phương pháp trực tiếp lấy tỷ lệ phần trăm nhân với doanh thu. Do vậy, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng loại hóa đơn là hóa đơn bán hàng trực tiếp do cơ quan thuế bán (Khoản 1, Điều 11, Thông tư 39/2014/TT-BTC). Tùy theo nhu cầu, mà có thể mua nguyên cuốn (50 số hóa đơn) hoặc hóa đơn riêng lẻ theo từng lần phát sinh. 

Chính vì việc không xuất được hóa đơn GTGT cho khách hàng, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn của hộ kinh doanh, vì cơ bản, đối với các khách hàng là doanh nghiệp, đa phần sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ (tức khi có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì họ sẽ được đưa khoản chi phí mua hàng vào chi phí được trừ của tổng doanh thu, để không phải bị tính thuế khoản đó), thì khi mua hàng, các doanh nghiệp này sẽ yêu cầu xuất hóa đơn GTGT để họ có thể đưa vào chi phí kinh doanh. Do vậy, cơ hội kinh doanh, cạnh tranh của hộ kinh doanh cũng hạn chế so với các loại hình khác hơn rất nhiều. 

LƯU Ý: CHUYỂN ĐỔI THUẾ KHOÁN SANG NỘP THUẾ THEO KÊ KHAI

Quốc hội đã ban hành Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ 01/7/2020, theo đó cá nhân nộp thuế theo phương pháp kê khai ổn định (Hộ khai thuế ổn định) được xác định:

  • Cá nhân kinh doanh quy mô lớn theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế “5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai”.

Cụ thể, các hộ kinh doanh có quy mô như sau phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai:

  • Hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: có tổng doanh thu từ 3.000.000.000 đồng trở lên và tổng số lao động từ 10 người trở lên.
  • Hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có tổng doanh thu từ 10.000.000.000 đồng trở lên và tổng số lao động từ 10 người trở lên.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT VẠN TÍN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT!