- Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể và đề xuất biện pháp giải quyết.
- Sau khi các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết vụ tranh chấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp lao động để giải quyết vụ tranh chấp.
- Tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể mời đại diện của Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở, các cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp.
- Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền, nếu xét thấy vụ tranh chấp lao động tập thể xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác tại doanh nghiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.
- Cơ quan lao động cấp huyện phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện hoặc tương đương giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giám sát các bên tranh chấp lao động thực hiện các quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định như thế nào?
06/09/2022
Trả lời từ Luật Vạn Tín:
Bài viết khác
Thế nào là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam?
24/08/2022
Không mang theo thẻ BHYT thì có khám bệnh theo chế độ BHYT được hay không?
24/08/2022
Quỹ BHYT không thanh toán đối với trường hợp nào?
24/08/2022
Người tham gia BHYT sẽ được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo hình thức nào?
24/08/2022
Thủ tục thay đổi, bổ sung đối với hòa giải viên lao động?
06/09/2022