THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ TẠI VIỆT NAM
I. Thẻ tạm trú tại Việt Nam là gì?
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và thẻ tạm trú có giá trị thay thế thị thực (visa).
II. Ai cần phải xin cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
Thẻ tạm trú Việt Nam được cấp cho 14 đối tượng sau:
STT |
Đối tượng |
Ký hiệu |
Thời hạn |
1 |
Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ; |
NG3 |
Lên tới 5 năm |
2 |
Người nước ngoài vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; |
LV1 |
Lên tới 5 năm |
3 |
Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; |
LV2 |
Lên tới 5 năm |
4 |
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; |
LS |
Lên tới 5 năm |
5 |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định; |
ĐT1 |
Lên tới 10 năm |
6 |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định; |
ĐT2 |
Lên tới 5 năm |
7 |
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng; |
ĐT3 |
Lên tới 3 năm |
8 |
Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; |
NN1 |
Lên tới 3 năm |
9 |
Người nước ngoài đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam; |
NN2 |
Lên tới 3 năm |
10 |
Người nước ngoài vào thực tập, học tập; |
DH |
Lên tới 5 năm |
11 |
Phóng viên, báo chí người nước ngoài thường trú tại Việt Nam; |
PV1 |
Lên tới 2 năm |
12 |
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; |
LĐ1 |
Lên tới 2 năm |
13 |
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động |
LĐ2 |
Lên tới 2 năm |
14 |
Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. |
TT |
Lên tới 3 năm |
III. Lợi ích của Thẻ tạm trú tại Việt Nam
Thẻ tạm trú giống như một loại visa dài hạn, nó cho phép bạn được ra, vào Việt Nam bất cứ khi nào trong thời hạn của thẻ. Do đó, khi đã có thẻ tạm trú rồi, bạn không cần phải xin visa xuất nhập cảnh nữa mà vẫn được phép xuất nhập cảnh vào Việt Nam.
- Thẻ tạm trú có giá trị thay thế visa trong thời hạn còn hiệu lực. Bạn không cần phải gia hạn visa cũng như không cần xin cấp visa khi xuất nhập cảnh khỏi Việt Nam nếu có thẻ tạm trú.
- Người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú có thể mua căn hộ và sắp tới có thể sẽ mua được nhà.
- Người nước ngoài tiêt kiệm được chi phí do không phải làm thủ tục gia hạn visa nhiều lần và tiết kiệm chi phí đi lại.
- Người nước ngoài có thể tiến hành các thủ tục kinh doanh, kết hôn… rất thuận tiện.
IV. Điều kiện để được cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
-
Có hộ chiếu còn hạn sử dụng ít nhất là 13 tháng.
-
Đã làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường nơi cư trú tại Việt Nam theo đúng quy định.
-
Có giấy tờ như Giấy phép lao động, kết hôn với người Việt Nam, Giấy phép đầu tư….
-
Dưới 18 tuổi và có người thân là bố, mẹ là công dân Việt Nam bảo lãnh
Nếu người thuộc một trong những trường hợp dưới đây sẽ không đạt điều kiện được cấp thẻ tạm trú ở Việt Nam:
-
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế, lao động
-
Đang chịu hình phạt thi hành bản án hình sự;
-
Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;
-
Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
V. Các giấy tờ cần nộp để được cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
Thẻ tạm trú được phân thành nhiều loại thẻ tạm trú phù hợp với mục đích lưu trú như thẻ tạm trú thăm thân; đầu tư; làm việc; học tập… Và hồ sơ để xin cấp thẻ tạm trú ở từng đối tượng, từng loại thẻ sẽ có những quy định cụ thể. Nhưng chung nhất để xin được thẻ tạm trú cần chuẩn bị các giấy tờ cơ bản như:
-
Đơn xin cấp thẻ tạm trú (theo mẫu quy định NA6, NA7 tùy vào từng trường hợp cụ thể);
-
Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú (theo Mẫu NA8);
-
Hộ chiếu và visa Việt Nam còn thời hạn tối thiểu 13 tháng;
-
Ảnh thẻ 2x3cm chụp trên phông nền trắng;
-
Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú đã được công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam xác nhận;
-
Hồ sơ pháp nhân của công ty đứng ra bảo lãnh: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động,…
Mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú
VI. Thủ tục cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
Trình tự, thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo đúng yêu cầu
Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng
Công ty, cá nhân bảo lãnh sẽ nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú tại một trong những địa chỉ thuộc khu vực Việt Kiều đang tạm trú:
-
Trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội: Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
-
Cơ quan đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh
-
Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh tại Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Khi hồ sơ được tiếp nhận, người nộp hồ sơ sẽ nộp lệ phí làm thẻ theo đúng quy định.
Bước 3: Sau 7 – 10 ngày tiếp nhận hồ sơ, đương đơn đến tại địa chỉ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để nhận kết quả theo đúng lịch hẹn.
VII. Nộp hồ sơ cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
-
Trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội: Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
-
Cơ quan đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh
-
Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh tại Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
VIII. Thời gian giải quyết cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
IX. Phí và lệ phí cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam
Lệ phí cấp thẻ tạm trú
- Lệ phí cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 02 năm: 145 USD/thẻ
- Lệ phí cấp thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 02 năm đến 05 năm: 155 USD/thẻ
- Lệ phí cấp thẻ tạm trú có thời hạn từ trên 05 năm đến 10 năm: 165 USD/thẻ
- Lệ phí Gia hạn tạm trú 10 USD/lần