- Tối đa là năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết.
- Tại phiên hợp Hội đồng trọng tài lao động, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, đại diện có thẩm quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp các bên tranh chấp lao động không có mặt mà ủy quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy ủy quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hôi đồng trọng tài lao động vẫn họp và lập biên bản hòa giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động
- Khi hai bên tranh cấp lao động có mặt đủ tại phiên họp thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành theo trình tự sau:
- Tuyên bố lý do phiên hợp.
- Giới thiệu các thành phần phiên họp.
- Bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày.
- Bên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày.
- Thư ký Hội đồng trọng tài lao động trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu nhập được đưa ra phương án hòa giải để các thành viên Hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số bằng bỏ phiếu kính.
- Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hòa giải.
- Trong trường hợp hai bên tự hoà giải được hoặc nhất trí phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo phương án hoà giải thành.
- Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động được thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu có trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng trọng tài lao động có mặt tán thành phương án giải quyết thì Quyết định đó có hiệu lực.
Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về giải quyết vụ tranh chấp được sao gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn không quá một (1) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.