TƯ VẤN THỦ TỤC LẬP DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI
I. Điều kiện về đất để lại thừa kế, di chúc
Vì đất là một loại tài sản đặc biệt, ngoài việc đáp ứng các điều kiện để di chúc hợp pháp thì mảnh đất để lại di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
II. Thế nào là di chúc hợp pháp
1. Điều kiện về nội dung:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép => Người lập di chúc cần có Giấy khám sức khoẻ để chứng minh;
- Hình thức di chúc không trái quy định của luật: như lập bằng văn bản có người làm chứng hoặc di chúc được công chứng bởi Phòng công chứng hoặc được chứng thực bởi UBND xã, phường.
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Tài sản để lại và nơi có tài sản; Họ, tên người được hưởng di sản; Có thể ghi thêm các nội dung khác.
2. Điều kiện về hình thức
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Để lập di chúc trong trường hợp này, người lập di chúc phải tự viết, ký vào bản di chúc này. Tại thời điểm lập di chúc, người này hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, di chúc được lập hoàn toàn dựa vào ý nguyện của người này.
Di chúc lập bằng văn bản có người làm chứng
Khi người lập di chúc không tự mình viết được thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải đảm bảo có ít nhất 02 người làm chứng và:
- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng;
- Người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Lưu ý: Người làm chứng cho việc lập di chúc phải không thuộc một trong những đối tượng sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc;
- Người chưa thành niên;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Di chúc lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực
Người lập di chúc có thể có yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc và đáp ứng điều kiện về nội dung của di chúc
Di chúc bằng miệng:
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Vui lòng xem Mẫu Di chúc.
III. Thời hạn thực hiện thủ tục làm di chúc thừa kế đất đai?
- Đối với di chúc miệng: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015, sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
- Đối với di chúc bằng văn bản: Theo quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 “di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới thay thế nó”.
IV. Thủ tục làm di chúc thừa kế đất đai?
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
- Dự thảo nội dung Di chúc;
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập Di chúc và người nhận Di chúc; Sổ hộ khẩu; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Giấy chứng nhận kết hôn…;
- Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Đăng ký xe ô tô, Sổ tiết kiệm…
-
Giấy khám sức khoẻ của người lập di chúc tại Bệnh viện cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
- Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014, với các trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản thì có thể thực hiện công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở.
Do đó, khi thực hiện công chứng di chúc liên quan đến bất động sản, người lập di chúc không phải đến tại Phòng/Văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện.
Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc
Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người này.
Sau khi được giải thích quyền, nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc đã được ghi chép đúng với ý chí của người để lại di chúc, người này sẽ được hướng dẫn ký hoặc điểm chỉ vào văn bản.
Đặc biệt, việc công chứng, chứng thực di chúc vẫn phải mời người làm chứng nếu:
- Người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc;
- Người lập di chúc không ký hoặc không điểm chỉ được vào bản di chúc.
Người làm chứng trong trường hợp này cũng phải ký xác nhận trước mặt Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực tại UBND cấp xã.
Sau đó, Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải ký xác nhận làm chứng và trả lại bản gốc văn bản cho người lập di chúc.
Nếu người lập di chúc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã lưu giữ di chúc thì sau khi người lập di chúc chết, các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.
Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.
Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng
Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã và phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/di chúc (Theo Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư 257/2016/TT-BTC).
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 256 nêu trên cũng quy định mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100.000 đồng/trường hợp.
Riêng thù lao công chứng di chúc sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành.
LUẬT VẠN TÍN thực hiện các công việc cho khách hàng như sau:
-
Tư vấn các vấn đề pháp lý đến nhà đất để làm tài sản thừa kế theo Di chúc
-
Soạn thảo, chuẩn bị các giấy tờ liên quan cho Người lập di chúc.
-
Trích lục các giấy tờ pháp lý (nếu có) đến nhà đất, giấy tờ cá nhân của khách hàng;
-
Thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực Di chúc.