CÔNG TY  

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ………………

………, ngày ….. tháng …..năm ……

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC 

(Áp dụng cho Cộng tác viên Môi giới bất động sản)

 

  • Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012;

  • Căn cứ Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

  • Căn cứ Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

  • Căn cứ Nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

  • Căn cứ cơ cấu tổ chức kinh doanh trong Công ty                                       ;

Giám đốc Công ty ban hành Quy chế làm việc dành cho Cộng tác viên môi giới Bất động sản gồm các quy định sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nội dung và mục đích

Quy chế làm việc là những quy định về giờ giấc làm việc, tác phong, thái độ làm việc, nghỉ phép, các chế độ phúc lợi, thù lao, hoa hồng cộng tác, thưởng, mà cộng tác viên môi giới bất động sản phải tuân thủ khi làm việc tại Công ty; quy định việc xử lý kỷ luật đối với cộng tác viên có hành vi vi phạm quy chế làm việc; quy định trách nhiệm vật chất đối với cộng tác viên vi phạm quy chế làm việc gây thiệt hại cho Công ty.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

Quy chế làm việc áp dụng đối với tất cả cộng tác viên môi giới bất động sản (sau đây gọi tắt là “Cộng tác viên hoặc CTV”) làm việc trong Công ty                                              .

Điều 3. Áp dụng, sửa đổi và bổ sung

Những vấn đề không được quy định trong Quy chế làm việc này sẽ được giải quyết theo những quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào sự thay đổi chính sách của Công ty và pháp luật lao động, những điều khoản trong Quy chế này có thể được sửa đổi, bổ sung tùy từng trường hợp. Công ty sẽ thông báo những thay đổi này cho tất cả cộng tác viên trước khi áp dụng.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Công ty ban hành.

CHƯƠNG II

THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

Điều 5. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi

5.1 Thời giờ làm việc:

  • Thời gian làm việc trong tuần: Từ thứ hai đến chủ nhật.

  • Thời gian làm việc trong ngày:

    • Số giờ: 08 giờ/ngày

    • Sáng: Từ  

    • Chiều: Từ   

  • Công ty có thể yêu cầu CTV hỗ trợ tiếp khách ngoài giờ quy định trên nếu khách bất ngờ đến muộn sau giờ làm việc hoặc lý do khác. 

5.2 Thời giờ nghỉ ngơi:

  • Nghỉ trưa: Từ  

  • Thời gian làm việc có thể được điều chỉnh dựa trên yêu cầu công việc hoặc điều kiện thực tế. Việc điều chỉnh sẽ được thông báo trước tới Cộng tác viên. 

Điều 6. Nghỉ ngày lễ 

6.1 Cộng tác viên được nghỉ làm việc 10 ngày lễ trong năm, cụ thể: 

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch)

  • Tết Nguyên đán: 05 ngày (từ ngày 01/01 âm lịch)

  • Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (mồng 10/3 âm lịch)

  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (30/4 dương lịch)

  • Ngày Quốc tế Lao động: 01 ngày (01/5 dương lịch)

  • Ngày Quốc Khánh: 01 ngày (02/9 dương lịch). 

Điều 7. Nghỉ phép năm

 

Trong một tuần làm việc, CTV sẽ được nghỉ                        ngày. CTV có thể nghỉ                     , sau khi gửi thông báo xin nghỉ đến Công ty trước 01 ngày. Nếu CTV có nhu cầu xin nghỉ vào ngày                        hàng tuần, CTV phải thông báo cho Công ty trước ít nhất 03 ngày làm việc. Công ty có quyền đồng ý hoặc từ chối sau khi xem xét các lý do của CTV và công việc của Công ty.

Điều 8. Nghỉ bệnh

  1. Nếu CTV bị bệnh thì CTV hoặc người thân của CTV phải thông báo cho Công ty biết trong thời gian sớm nhất. 

  2. Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp (hơn 03 ngày liên tục) thì sau khi nghỉ bệnh CTV phải nộp đơn xin nghỉ bệnh cùng với giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

Điều 9. Mức hoa hồng môi giới

Mức hưởng hoa hồng thực tế CTV được nhận được tính theo công thức sau:

Mức hưởng hoa hồng = (Tỷ lệ hoa hồng x lợi nhuận thực tế) – mức hoa hồng tạm ứng (nếu có).

(trong đó Lợi nhuận thực tế = Giá trị hợp đồng mua bán (hoặc loại hợp đồng khác) mà Công ty ký với Khách hàng trừ đi các khoản thuế, chi phí hồ sơ, phí quảng cáo và các chi phí khác).

Điều 10. Các chức danh môi giới và tỷ lệ hoa hồng

CẤP BẬC

DANH HIỆU

KHOẢNG ĐIỂM

ĐIỂM TIÊU HAO

THÙ LAO CƠ BẢN

(tháng)

MỨC HOA HỒNG TẠM ỨNG

(tháng)

TỶ LỆ HOA HỒNG TƯƠNG ỨNG

A0

CHUYÊN VIÊN

0-200

0

<=11.000.000đ

(tối đa 2 lần)

11.000.000đ

A1

AGENT

200-800

50

30%

A2

800-2.000

100

35%

A3

AGENT - D

2.000-4.000

150

40%

A4

4.000-7.500

200

45%

A5

AGENT – C

7.500 – 12.000

250

50%

A6

12.000 – 17.500

300

55%

A7

AGENT - B

17.500 – 25.000

350

60%

A8

25.000-35.000

400

65%

A9

AGENT - A

35.000 – 50.000

450

70%

A10

50.000 Up

500

75%

 

Điều 11. Quy định nâng bậc chức danh và hoa hồng

  1. Mọi CTV của Công ty, ngay sau khi ký kết Hợp đồng cộng tác với Công ty sẽ có cấp bậc A0, danh hiệu “Chuyên viên”. Với chức danh này, CTV sẽ được nhận mức Thù lao cơ bản tối đa là 2 (hai) tháng (hoặc 2 lần) tùy theo khoảng điểm, năng lực làm việc của CTV do Công ty đánh giá.

  2. Nếu CTV đạt được điểm cao hơn thì tùy từng khoảng điểm, CTV sẽ được nâng bậc chức danh và mức tỷ lệ hoa hồng tương ứng với danh hiệu đó.

  3. Từ Danh hiệu Agent trở lên, CTV sẽ không được hưởng Thù lao cơ bản nữa. CTV sẽ được công ty thanh toán Mức hoa hồng tạm ứng, dựa trên thang bảng điểm tại Điều 10, tối đa là 3 tháng tiền hoa hồng tạm ứng.

  4. Từ Danh hiệu Agent trở lên, CTV sẽ được hưởng tỷ lệ hoa hồng tương ứng với Bảng điểm tại Điều 10. Mức tỷ lệ hoa hồng được tính theo mức điểm thành tích kinh doanh được cộng dồn lũy tiến, sau khi trừ đi điểm tiêu hao theo quy định. 

  5. CTV có quyền phản hồi lại và trao đổi với Công ty nếu có sự sai sót trong việc nâng bậc chức danh cho CTV.

Điều 12. Thanh toán hoa hồng

  1. Công ty có trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoa hồng của tháng trước đó cho CTV vào ngày 15 dương lịch hàng tháng của tháng sau. (ví dụ, ngày 15/11/2019 sẽ trả hoa hồng tương ứng mà CTV được hưởng phát sinh trong tháng 10/2019).
  2. Công ty có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, Công ty sẽ thanh toán vào tài khoản của CTV. Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tài khoản này, CTV phải thông báo trước ít nhất 03 ngày trước khi Công ty thực hiện thanh toán.

CHƯƠNG III

TRẬT TỰ NƠI LÀM VIỆC

Điều 13. Thực hiện công việc được giao

  1. CTV có trách nhiệm thực hiện đúng các công việc được giao theo hợp đồng cộng tác và Quy định, Thông báo, Quy chế làm việc của Công ty.

  2. Tuân thủ theo sự phân công, sắp xếp công việc của người quản lý trực tiếp hoặc giám đốc.

  3. Tuân thủ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đã quy định tại Quy chế làm việc này, không đi làm trễ hoặc vắng mặt mà không xin phép hoặc không có lý do chính đáng. Phải thông báo cho cấp trên biết mỗi khi rời vị trí làm việc hoặc ra ngoài công tác.

  4. Trong giờ làm việc không được làm bất cứ công việc riêng nào ngoài công việc được giao.

  5. Không gây mất trật tự trong giờ làm việc, không được chụp hình, quay phim nơi làm việc, đồng nghiệp hoặc không gian làm việc của Công ty cũng như đăng tải công khai các hình ảnh, video clip…. nơi làm việc, đồng nghiệp hoặc không gian làm việc của Công ty.

  6. Không được ngủ trong thời gian làm việc.

  7. Không nghỉ giải lao đúng thời gian quy định hoặc nghỉ giải lao dài hơn thời gian quy định mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

Điều 14. Đi trễ, về sớm và ra ngoài vì mục đích cá nhân

  1. Trong trường hợp đến trễ hoặc vắng mặt không báo trước vì bị bệnh hoặc bất cứ lý do nào khác, CTV phải thông báo ngay cho người quản lý hoặc giám đốc qua điện thoại và thông báo lý do đến trễ hoặc vắng mặt.

  2. CTV phải được Giám đốc hoặc người quản lý trực tiếp chấp thuận trước nếu muốn về sớm hoặc ra ngoài vì mục đích cá nhân trong giờ làm việc.

  3. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu CTV không tự mình thông báo hoặc thông báo trước thì CTV phải thông báo cho người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc qua điện thoại hoặc những hình thức trao đổi khác càng sớm càng tốt.

  4. Nếu vắng mặt mà không thông báo hoặc không được chấp thuận trước theo quy định tại Điều này sẽ được xem là nghỉ không có lý do chính đáng và bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Điều 15. Tác phong, thái độ làm việc nơi công sở

  1. Tất cả mọi CTV phải có phong thái trang nhã và trang phục thích hợp với môi trường làm việc văn phòng.

  2. CTV phải có thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

  3. Thực hiện giao tiếp văn minh lịch sự với đồng nghiệp và các đối tác, khách hàng của công ty.

  4. Không được có thái độ khiếm nhã đối với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên.

Điều 16. Trang phục nơi công sở

  1. Mặc trang phục công sở thông thường hoặc đồng phục của công ty.

  2. Luôn đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự.

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

Trong suốt thời gian làm việc và trong phạm vi nơi làm việc, CTV không được thực hiện các hành vi sau:

  • Hút thuốc trong khu vực quy định không được hút thuốc;

  • Uống rượu bia trong giờ làm việc;

  • Bàn tán, cáo buộc sai, cản trở sản xuất hoặc ngăn cản người lao động khác thực hiện công việc;

  • Có hành vi trái đạo đức hoặc không đứng đắn tại nơi làm việc; 

  • Cố ý cưỡng ép, lăng nhục, đe doạ hoặc doạ dẫm người lao động khác;

  • Lăng nhục, đe doạ hoặc doạ dẫm đối tác, khách hàng của công ty;

  • Cố ý gây thương tích cho người lao động khác hoặc đối tác, khách hàng của công ty;

  • Sử dụng ma túy trong công ty;

  • Tổ chức đánh bạc trong công ty;

  • Tàng trữ vũ khí, chất nổ hoặc những vật dụng nguy hiểm hoặc bị cấm khác trong trụ sở công ty;

  • Cố ý gây thiệt hoặc trộm cắp tài sản của công ty hoặc tài sản của người lao động khác;

  • Quấy rối tình dục hoặc bất cứ hành vi quấy rối nào khác hoặc phân biệt đối xử đối với đồng nghiệp.

 

CHƯƠNG IV

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 18. Trách nhiệm của Công ty

  1. Phải bảo đảm vệ sinh trong môi trường làm việc, có không gian, hệ thống thông gió và ánh sáng thích hợp và tuân thủ tiêu chuẩn bảo đảm sức khoẻ cho người lao động;

  2. Trang bị tại nơi làm việc những thiết bị y tế và sơ cứu thích hợp; cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động khi bắt đầu làm việc hoặc suốt thời gian làm việc;

  3. Trang bị bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

Điều 19. Trách nhiệm của CTV

CTV có trách nhiệm chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao:

  • Trước khi rời khỏi vị trí làm việc, phải vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra máy móc, thiết bị điện, nước tại chỗ. Bảo đảm các thiết bị đã được tắt, khóa cẩn thận;

  • Chịu trách nhiệm bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị tại vị trí làm việc luôn sạch sẽ;

  • Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;

  • Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;

  • Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;

  • Có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân hoặc cho những người khác cho đến khi sự cố được khắc phục;

  • Triệt để chấp hành các quy định, quy chế về phòng cháy chữa cháy.

 

CHƯƠNG V

BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT KINH DOANH

Điều 20. Sử dụng và bảo vệ tài sản

  1. Sử dụng

    • CTV chỉ được phép sử dụng các tài sản đã được công ty bàn giao hoặc trang bị để thực hiện công việc của mình. Không được sử dụng các tài sản khác không liên quan đến công việc của mình khi chưa được sự cho phép của người quản lý hoặc giám đốc.

    • CTV không được sử dụng tài sản của Công ty cho bất cứ lợi ích cá nhân nào.

  1. Bảo vệ tài sản

    • CTV trong Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản Công ty; nếu làm thất thoát, hư hỏng thì phải bồi thường.

    • CTV không được phép mang các dụng cụ, máy móc, văn bản và bất kỳ tài sản nào của Công ty ra khỏi trụ sở của công ty mà không có sự đồng ý của người quản lý hoặc Giám đốc.

    • Nghiêm cấm CTV chiếm đoạt bất cứ tài sản nào của công ty vì mục đích sử dụng cá nhân hoặc bán lại.

Điều 21. Giữ bí mật kinh doanh                                        

  • Trong thời gian làm việc cho Công ty, CTV không được tiết lộ hoặc yêu cầu tiết lộ các thông tin bí mật thuộc quyền sở hữu của Công ty (bao gồm hoa hồng cá nhân và hệ thống thù lao, hoa hồng) của công ty trong phạm vi nhiệm vụ riêng của mình.

  • Công ty có những nguyên tắc và cách xử lý riêng cam kết với khách hàng. Tất cả CTV có trách nhiệm hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc và cách xử lý này.

  • Trường hợp CTV vi phạm, Công ty có thể lựa chọn một hoặc tất cả phương án giải quyết, theo quyền quyết định của Công ty:

    • Không thanh toán toàn bộ hoa hồng hàng tháng mà CTV được hưởng tính đến thời điểm vi phạm và yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế phát sinh.

    • Bồi thường ít nhất 1 tháng hoa hồng mà CTV đã hưởng nhiều nhất tính đến thời điểm chấm dứt, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của thông tin bị tiết lộ.

CHƯƠNG VI

XỬ LÝ KỶ LUẬT, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 22. Các hành vi vi phạm kỷ luật Quy chế làm việc

  1. Vi phạm các quy định của Quy chế làm việc này;

  2. Gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu cho danh tiếng, lợi ích và tài sản công ty;

  3. Hành động vượt quá khả năng hoặc phạm vi trách nhiệm được uỷ quyền khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;

  4. Giả mạo chứng nhận của Công ty hoặc những giấy tờ khác để lừa dối công ty;

  5. Lừa đảo khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; 

  6. Vi phạm nhiệm vụ được giao.

Điều 23. Nguyên tắc và trình tự xử lý kỷ luật 

  1. Nguyên tắc

    • Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.

    • Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm kỷ luật.

    • Khi một người đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    • Không được xử lý kỷ luật đối với CTV đang trong thời gian sau đây:

    • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của Công ty;

      • Đang bị tạm giữ, tạm giam;

      • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ,…

      • Không xử lý kỷ luật CTV vi phạm kỷ luật trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

    • Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật:

      • Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của CTV.

      • Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật;

      • Xử lý kỷ luật đối với CTV có hành vi vi phạm không được quy định trong Quy chế làm việc.

  1. Trình tự xử lý vi phạm kỷ luật

    • Khi phát hiện CTV có hành vi vi phạm kỷ luật tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, Công ty tiến hành lập biên bản vi phạm. Công ty phải chứng minh được lỗi của CTV.

    • Thông báo nội dung, thời gian, địa điểm họp xử lý kỷ luật đến CTV.

    • Cuộc họp xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản và được thông qua bởi các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. 

    • Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do. 

    • Giám đốc là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật  đối với CTV. 

    • Quyết định xử lý kỷ luật phải được ban hành ngay sau khi họp.

Điều 24. Hình thức xử lý khi vi phạm kỷ luật lao động

1. Hình thức khiển trách bằng văn bản

Đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật lần đầu, không gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động  kinh doanh của công ty thì bị xử lý theo hình thức khiển trách:

  • Vi phạm Điều 5, 13, 14, 15, 16, 19 và Điều 20 của Quy chế làm việc;

  • Vi phạm điểm a, b, c điều Điều 7 của Quy chế;

  • Đồng phạm, che giấu các hành vi vi phạm quy định của công ty;

  • Các hành vi khác vi phạm Quy chế gây ra hậu quả không nghiêm trọng (giá trị dưới 5.000.000 đồng).

2. Hình thức kéo dài thời gian nâng lương hoặc cách chức

Hình thức hạ bậc chức danh và hạ bậc hoa hồng

  • Vi phạm điểm d và e tại Điều 17 của Quy chế;

  • Sử dụng danh nghĩa công ty cho việc riêng;

  • Cản trở giao dịch giữa công ty và khách hàng, và ngược lại;

  • Lừa đảo khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; 

  • Vi phạm nhiệm vụ được giao.

Kéo dài thời hạn nâng bậc chức danh và nâng bậc hoa hồng

  • Xử lý vi phạm bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc chức danh và nâng bậc hoa hồng không quá 06 tháng đối với các vi phạm sau đây:

    • Tái phạm các hành vi tại khoản 1 Điều 24 của Quy chế này trong vòng 01 tháng kể từ ngày bị khiển trách bằng văn bản.

    • Có thái độ khiếm nhã đối với khách hàng, cấp trên.

    • Không tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động đã quy định trong Quy chế này.

  • Hình thức chấm dứt hợp đồng cộng tác

Hình thức này được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • CTV có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty;

  • CTV bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc chức danh và nâng bậc hoa hồng mà tái phạm.

  • CTV tự ý bỏ việc 05 ngày/tháng hoặc 20 ngày/năm mà không có lý do chính đáng. 

  • Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong Quy chế làm việc.

  • CTV vi phạm bất cứ quy định nào trong Hợp đồng cộng tác ký giữa CTV với Công ty.

Điều 27. Tạm đình chỉ công việc

  1. Công ty có quyền tạm đình chỉ công việc của CTV khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để CTV tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. 

  2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt liên quan đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh cũng không được quá 90 ngày. 

  3. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, Công ty phải nhận CTV trở lại làm việc.

  4. Trường hợp CTV không bị xử lý kỷ luật thì được Công ty trả đủ hoa hồng cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Điều 28. Trách nhiệm vật chất

1. Bồi thường thiệt hại

  • CTV phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền hoa hồng ghi trong hợp đồng cộng tác  trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hàng tháng vào tiền hoa hồng do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu. 

  • CTV phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau: 

    • Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi làm việc. 

    • Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của Công ty; 

  • Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù Công ty đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì CTV không phải bồi thường.

2. Khiếu nại về xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất 

  • Người bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với Công ty. 

  • Công ty phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất của người sử dụng lao động. 

  • Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định theo pháp luật lao động.

 

CHƯƠNG VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

  • Quy chế làm việc là cơ sở để công ty quản lý CTV và xử lý các trường hợp vi phạm về kỷ luật cộng tác viên.

  • Quy chế làm việc được phổ biến đến từng CTV, mọi nhân viên có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh nội quy này. 

  ……., ngày ….. tháng ….. năm …….

Giám đốc

(đã ký)