CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP
Vợ, chồng hoặc cả vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
Cha, mẹ hoặc người thân khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Vợ chồng cùng viết chung một đơn thuận tình ly hôn thì được coi là đồng nguyên đơn. Do đó, trong qua trình giải quyết ly hôn, một người không đến Tòa án theo giấy mời của Tòa án, cố tình lẩn tránh thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến của người còn lại về việc có tiếp tục xin ly hôn nữa không, nếu người còn lại vẫn giữ ý kiến xin ly hôn thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung như trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên, trường hợp người còn lại không có yêu cầu ly hôn nữa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án.
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, người có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn cần nộp các giấy tờ và theo các thủ tục sau:
Tòa án giải quyết ly hôn trên cơ sở mục đích hôn nhân không đạt được theo quy định của pháp luật.
Tòa án cấp tỉnh khi thụ lý những vụ án ly hôn này sẽ căn cứ vào từng trường hợp để giải quyết, cụ thể như sau:
Người có nguyện vọng được nuôi con cần phải đảm bảo các điều kiện tốt nhất về sự phát triển thể chất, đảm bảo việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con, cụ thể xem xét ở các vấn đề sau:
Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương thuyết phục người có nghĩa vụ tự nguyện giao con cho người được giao trực tiếp nuôi dưỡng con.
Người được Tòa án quyết định giao con trực tiếp nuôi dưỡng làm đơn gửi cơ quan Thi hành án đề nghị Thi hành án giao con.
Chấp hành viên của cơ quan thi hành án ra quyết định buộc giao con cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định.
Nếu người có nghĩa vụ giao con không giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định xử phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao con cho người được giao trực tiếp nuôi dưỡng.
Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú.
Việc xác định mức cấp dưỡng là do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì thuộc quyền sở hữu của người đó.
Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết trên cơ sở sau:
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.Việc chia tài sản này do hai bên thỏa thuận, nếu không chia được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp tài sản của vợ chồng có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra để chia.
Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.
Đối chiếu các quy định nêu trên nếu bên được cho căn nhà không có thỏa thuận đưa ngôi nhà đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì đó là tài sản riêng của bên được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, không có căn cứ để xác định đó là tài sản chung của vợ chồng, do đó yêu cầu được chia ngôi nhà nói trên là không đúng pháp luật.
Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo đó, nghĩa vụ thanh toán nợ của hai vợ chồng sẽ được giải quyết trước khi chia tài sản chung của vợ chồng. Sau khi giải quyết xong số nợ vay, tài sản còn lại được chia đôi.
Nếu các bên không tự thỏa thuận giải quyết được, Tòa án sẽ giải quyết và người cho vay nợ sẽ tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi liên quan.