CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP
Theo qui định tại Điều 388 BLDS 2005, Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác. Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ.
Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng tư vấn kinh doanh
Theo qui định của Pháp luật Dân sự thì Hợp đồng dân sự bao gồm các loại chủ yếu sau đây:
Theo quy định tại Điều 401 của Bộ luật dân sự 2005 quy định hình thức của hợp đồng dân sự như sau:
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự:
Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự:
Hiệu lực của hợp đồng dân sự
Theo quy định của Điều 410 Bộ luật dân sự (BLDS) thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được áp dụng theo các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS bao gồm các trường hợp sau:
Ngoài các quy định trên, BLDS còn có quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được: đó là trong trường hợp ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
Quy định trên đây cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
Theo quy định của BLDS hiện hành thì sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng chính trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
>>> Tham khảo: Nhận tư vấn hợp đồng
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định từ Điều 318 đến Điều 373 BLDS 2005 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản (bao gồm cả cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba), đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự do cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thoả thuận của mình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trong trường hợp một trong các bên vi phạm các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên có thể linh hoạt và tự thỏa thuận với nhau trong việc xử lý các tình huống phát sinh, cụ thể như sau:
Trong số các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các biện pháp cầm cố và thế chấp thường được các bên áp dụng nhiều nhất. Do đó, BLDS đã quy định rất cụ thể về vấn đề này. BLDS thể hiện quan điểm bên cầm cố, thế chấp tuy bị hạn chế một số quyền nhưng họ cũng có những quyền tự chủ nhất định, nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền và số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán; được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu được bên nhận thế chấp đồng ý; được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Theo những qui định mới nhất tại Quyết định số 31 ngày 20/05/2011 của UBND TP. HCM sẽ được thực hiện từ ngày 01/06/2011 thì UBND phường, xã, thị trấn không còn đảm nhận việc chứng thực các hợp đồng giao dịch về nhà đất.
Trước đây, khi muốn chứng hợp đồng, giao dịch (như hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, một số loại ủy quyền…), người dân có thể đến UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn hoặc các phòng công chứng. Nay với các yêu cầu này thì người dân phải đến các cơ quan công chứng. UBND quận, huyện không còn thực hiện việc chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch; UBND phường, xã, thị trấn không còn chứng thực các hợp đồng, giao dịch về nhà đất (trừ di chúc).
Như vậy, đối với Hợp đồng giao dịch về nhà đất, người dân phải đến các cơ quan công chứng (Phòng công chứng, văn phòng công chứng) để thực hiện thủ tục công chứng Hợp đồng nhằm đảm bảo những qui định về mặt hình thức của Hợp đồng đó.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
Sửa đổi hợp đồng dân sự:
Chấm dứt hợp đồng dân sự: hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau :
Huỷ bỏ hợp đồng dân sự:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
>>> Xem thêm: Tư vấn hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.