CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP
Trong vấn đề này thì theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cho phép người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm và phải trên cơ sở tự nguyện thì vụ án sẽ được đình chỉ.
Tuy nhiên ở đây nếu con bạn là người thành niên và đầy đủ năng lực hành vi thì con bạn là người rút đơn yêu cầu khởi tố. Còn trong trường hợp con bạn chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp sẽ là người làm thủ tục này.
Trong trường hợp này, pháp luật đã trao cho bạn cái quyền được tự bảo vệ mình bằng cách cho bạn quyền rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trên sự thỏa thuận bình đẳng và tự nguyện. Việc thực hiện thỏa thuận này như thế nào là do sự thỏa thuận giữa bạn và H.
Pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ, người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy trong trường hợp này bạn không có quyền yêu cầu khởi tố lại.
Vì con bạn là bị cáo chưa thành niên mà theo quy định của pháp luật trong trường hợp này nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ.
Như vậy nếu gia đình bạn không mời luật sư bào chữa cho con mình thì sẽ có luật sư chỉ định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con bạn.
Trong trường hợp này con bà A sẽ được giao cho người thân thích chăm sóc, nếu không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định sẽ giao con bà A cho chính quyền địa phương chăm sóc theo quy định của pháp luật tố tụng hình sư chứ bà A ko thể trực tiếp về để chăm sóc được.
Khi bạn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú thì khi muốn rời địa phương bạn phải có lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú, đồng thời phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó.
Đầu tiên trong trường hợp này phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Bạn có thể bảo lĩnh cho con bạn nhưng phải có thêm một người thân thích nữa cùng đi. Sau đó bạn phải làm giấy cam đoan không để con bạn tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của con bạn theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
Bạn phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
Theo quy định tại các Điều 64, 65, 66 Bộ luật Hình sự, người bị kết án được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án trong 3 trường hợp: đương nhiên xóa án tích; xoá án tích theo quyết định của tòa án và xoá án tích trong trường hợp đặc biệt.
Người đương nhiên được xóa án tích bao gồm:
Trong trường hợp cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì làm đơn, kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp, giấy xác nhận của thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt, giấy chứng nhận không phạm tội mới do công an quận, huyện nơi người bị kết án thường trú cấp, bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân.
Hồ sơ gửi đến chánh án tòa án đã xử sơ thẩm vụ án để đề nghị cấp giấy chứng nhận được xóa án tích.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
Như vậy, theo như trường hợp của bạn thì việc để cho bạn và K ngồi chung để lấy lời khai cho nhanh là không đúng với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập có thể ra quyết định dẫn giải.
Quyết định dẫn giải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
Người thi hành quyết định dẫn giải phải đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và lập biên bản về việc dẫn giải. Không được dẫn giải người làm chứng vào ban đêm.
Như vậy nếu bạn không đi thì sẽ bị dẫn giải theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này bạn có quyền yêu cầu giám định lại vì bạn nghi ngờ kết quả giám định. Bạn phải làm đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật. Việc giám định lại phải do cơ quan giám định khác tiến hành. Việc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.
Theo quy định của pháp luật về thi hành án và thông tư liên tịch số 02/2006/ của Bộ Công an- Tòa án nhân dân tối cao- Viện kiểm sát nhân dân Tối cao- Bộ Quốc phòng- Bộ Y tế về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng thì hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng bao gồm:
Tố giác tội phạm là việc một người trình báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phát hiện một người (hoặc một nhóm người) đang, đã hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự, các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội. Người nào che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm tùy vào mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, có quyền tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngay cả khi tội phạm đó đã xảy ra từ lâu.
Tuy nhiên, pháp luật hình sự cũng có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó, người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Vì vậy, nếu tội phạm được thực hiện đã từ rất lâu, hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự Việt Nam không có quy định giới hạn về độ tuổi công dân được thực hiện việc tố giác tội phạm. Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp người chưa thành niên phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người này giúp đỡ trong việc tố giác tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp này thì đề nghị của Hoành Anh không được chấp nhận vì theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Như vậy, luật sư của Hoàng Anh đã gởi bản bào chữa rồi nên cứ căn cứ theo bản bào chữa đó mà bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hoàng Anh.
Trong trường hợp này Tòa án sẽ chấp nhận việc từ chối luật sư của Xuân, vì Xuân phạm tội giết người có mức khung hình phạt cao nhất và bắt buộc phải có người bào chữa.
Người bào chữa do bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo lựa chọn, nên họ có quyền thay đổi, việc Xuân không đồng ý là hợp lý vì việc bào bào chữa này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Xuân.
Tình tiết giảm nhẹ trong hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, theo đó người phạm tội sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật, như bạn nói gia đình bạn là gia đình cách mạng trong hàng loạt những tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự không có tình tiết này, tuy nhiên con bạn vẫn có thể được xem xét theo khoản 2 nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Theo như bạn nói thì lúc chị bạn 20 tuổi (năm 2005) có chấp hành hình phạt tù với thời hạn 9 tháng, đến giờ đã là năm 2013 thì chị bạn đã đủ điều kiện để xóa án tích, nghĩa là tiền án tiền sự mà chị bạn đã phạm phải vào năm 20 tuổi không còn nữa. Lúc này, chị bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận xóa án tích đối với hành vi phạm tội trước đây tại tòa án xét xử sơ thẩm, như vậy hành vi của chị bạn trước đây không bị coi là tình tiết tăng nặng để xác định khung hình phạt.
Việc xét xử đối với tội tàng trữ ma túy của anh bạn sẽ được xét xử bình thường theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ phạm tội, hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ để có mức hình phạt đúng với quy định pháp luật hình sự.
Con bạn thuộc trường hợp người chưa thành niên phạm tội nếu Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn với con bạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà pháp luật quy định.
Ở đây, phải xem xét mức độ phạm tôi, hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ để quyết định khung hình phạt đối với con bạn.
Theo quy định của pháp luật người bào chữa có thể là:
Về vấn đề bào chữa viên nhân dân thì không có định nghĩa cụ thể nào quy định người như thế nào thì được coi là bào chữa viên nhân dân, các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương cũng chưa có hướng dẫn nên mỗi nơi thực hiện khác nhau.
Tuy nhiên, căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02-10-2004 về quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự thì một người được coi là bào chữa viên nhân dân khi người đó được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.
Như vậy, trường hợp của ông A tự xưng là “bào chữa viên nhân” và Cơ quan của ông A cấp giấy giới thiệu cho ông A và cơ quan tiến hành tố tụng cũng cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông A là không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.
Theo đó việc cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa là bắt buộc đối với cơ quan tiến hành tố tụng và giấy chứng nhận này phải được lưu trong hồ sơ vụ án như một tài liệu chính thức để Toà án cấp trên kiểm tra Toà án cấp dưới.
Trong vấn đề này không nói đến vấn đề về quốc tịch của Luật sư bào chữa, tuy nhiên, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch.
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, được quy định tại Điều 79 -Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Trong những trường hợp cụ thể, nếu đủ một trong những căn cứ nêu trên và xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Thời gian tạm giữ trong trường hợp cần thiết, hoặc trường hợp đặc biệt có thể đến 9 ngày.