CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP
Theo quy định của pháp luật của Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh thì người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn thị thực.
Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Người dưới 14 tuổi đã được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi, thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.
Theo quy định của pháp luật thì khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, theo đó bạn sẽ được tạm trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp này bạn phải làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an về chuyển đổi mục đích tạm trú đã đăng ký.
Hồ sơ nộp tại Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ bao gồm:
Thời hạn xem xét cấp hộ chiếu: cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bạn có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:
Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện và cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Hồ sơ gồm:
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bạn đang thuộc đối tượng chưa được xuất cảnh “đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế”, do đó bạn chưa được xuất cảnh đến khi giải quyết xong vụ tranh chấp trên.
Thị thực (hay còn gọi là visa hoặc thị thực nhập cảnh) là một dấu hiệu thể hiện rằng một người nào đó được phép nhập cảnh vào quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.
Các quốc gia thường có các điều kiện để các cấp thị thực, chẳng hạn như thời hạn hiệu lực của thị thực, khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ. Thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh (tùy theo điều kiện) nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì.
Thị thực có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hoặc thông qua đại sứ quánhoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này.
Thị thực hay còn gọi là visa chính là sự xác nhận cho phép nhập cảnh hoặc lưu trú đến quốc gia cấp thị thực- visa.
Có 2 loại thị thực:
Chú ý:
Theo Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các quy định pháp luật khác, người nước ngoài tạm trú là người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam.
Việc đăng ký tạm trú của bạn được làm thủ tục tại cửa khẩu nơi nhập cảnh. Sau khi xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu và phiếu nhập, xuất cảnh đã kê khai đầy đủ theo quy định (với mỗi đối tượng có quy định loại giấy tờ khác nhau), bạn được Trạm công an cửa khẩu Việt Nam cấp giấy chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu nhập cảnh.
Trong thời gian ở Việt Nam, bạn phải khai báo tạm trú với chính quyền cấp phường, xã nơi lưu lại qua đêm qua chủ hộ, chủ khách sạn, nhà khách, quán trọ.
Trong thời gian cư trú tại Việt Nam, bạn được đi đến các nơi trong nước không cần có giấy phép, trừ khu vực cấm cư trú, đi lại đối với người nước ngoài. Nếu muốn đến các khu vực nói trên phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Trước khi thị thực hết hạn 3 ngày, bạn muốn gia hạn thị thực cần làm đơn xin gia hạn, nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh, thành phố nơi đang cư trú để được xét giải quyết gia hạn thị thực.
Kèm theo đơn nói trên có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và chứng nhận tạm trú tại Việt Nam. Khi đã được gia hạn thị thực, cần tiếp tục đăng ký tạm trú tại nơi cư trú. Trường hợp thời hạn thị thực Việt Nam hết hạn, nhưng thời hạn tạm trú ở Việt Nam vẫn còn thì không phải làm thủ tục xin gia hạn thị thực.
Trong trường hợp này bạn xin cấp và làm thẻ thường trú.
Bạn thuộc diện người nước ngoài đang tạm trú tại Việt nam được xem xét, giải quyết cho thường trú: “LÀ VỢ, CHỒNG, CON, CHA, MẸ CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ Ở VIỆT NAM” (Điểm c, khoản 1, điều 13 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, ngày 28/4/2000).
Thủ tục cấp mới thẻ thường trú cho người nước ngoài:
Thời hạn trả kết quả xin cấp thẻ thường trú: Trong thời gian 4 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, quyết định. Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra xác minh bổ sung, thì thời gian trên có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ thường trú trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận được thông báo chấp thuận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an.
Định kỳ 03 năm một lần người được cấp thẻ thường trú phải mang thẻ đến trình diện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khi trình diện phải xuất trình Thẻ thường trú và nộp ảnh để đổi thẻ mới.
Nếu không trình diện theo quy định, thì có thể bị thu hồi thẻ thường trú. Trường hợp người được cấp thẻ có nhu cầu thay đổi nội dung ghi trong thẻ thường trú thì nộp hồ sơ và làm thủ tục như xin cấp đổi thẻ thường trú, hồ sơ gồm:
Thời hạn trả kết quả thẻ thường trú: 15 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (miễn thu lệ phí).
*Ghi chú: Trường hợp cấp lại do bị mất, thủ tục như cấp đổi và nộp kèm 01 đơn cớ mất. Thời gian trả kết quả là 15 ngày làm việc.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có đủ các điều kiện:
Theo Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh” thì cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo 5.000 USD hoặc các laoij ngoại tệ khác có giá trị tương phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Bạn bị mất hộ chiếu tại nước ngoài thì bạn phải có đơn trình báo ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
Nội dung đơn trình báo cần ghi rõ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp, thời gian, địa điểm xảy ra và lý do mất hộ chiếu.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khi nhận đơn trình báo mất hộ chiếu có trách nhiệm chuyển đơn hoặc thông báo nội dung trong đơn về Cục Quản lý xuất nhập cảnh bằng cách nhanh nhất để hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đó.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh khi nhận được thông tin về hộ chiếu bị mất ở nước ngoài phải thực hiện ngay việc hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đó và thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cơ quan này có cơ sở xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh cho công dân về nước theo quy định.
Hộ chiếu bị mất đã hủy giá trị sử dụng, khi tìm thấy không được khôi phục giá trị sử dụng. Trường hợp vì lý do nhân đạo, cấp thiết.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì:
Theo quy định tại Thông tư 190/2012/TT-BTC về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Theo Điều 6 Pháp lệnh Nhập cảnh, Xuất cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (số 24/2000/PL-UBTVQH ngày 28/4/2000) thì người không có quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
Bạn thuộc một trong những căn cứ đó nên cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an thực hiện việc cấp thị thực tại các cửa khẩu.
Thủ tục được quy định tại khoản 3, điều 5 Nghị định 21/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: cần xin cấp 1 công văn nhập ảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp, trên công văn nhập cảnh đó có nội dung ghi rõ thông tin cá nhận của của người nhập cảnh, cửa khẩu nhận visa Việt Nam, in công văn nhập cảnh xin visa Việt Nam đó ra trên khổ giấy A4 và bạn kẹp cùng hộ chiếu của ban khi đến cửa khẩu Việt Nam, sau đó người nước ngoài sẽ kê khai vào form xin cấp thị thực Việt Nam theo sự hướng dẫn của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh.