CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP
Nhờ tính đơn giản và ít tốn chi phí mà bán hàng trực tuyến hay bán hàng online là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến và trở thành nguồn thu nhập chính của một số hộ gia đình, thậm chí thu nhập có thể lên đến hàng chục triệu mỗi tháng nhưng đa số các cá nhân kinh doanh online đều không rõ mình có thuộc diện nộp thuế cho Nhà nước không. Do đó, câu hỏi “Kinh doanh online có phải nộp thuế không?” luôn đứng trên top đầu tìm kiếm.
Vậy thực hư việc bán hàng online cần phải nộp thuế là như thế nào? Ai là đối tượng bán hàng online cần nộp thuế? Nhà nước kiểm soát việc thu thuế như thế nào? Và cách tính mức thuế phải nộp là như thế nào? Mức phạt? Luật Vạn Tín mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Hiện nay, có rất nhiều kênh bán hàng mà người bán hàng có thể lựa chọn:
Tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến
Đăng ký tài khoản, ký kết hợp đồng với chủ website và tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến
Đối với phương thức này doanh nghiệp tự lập một website riêng và chỉ đăng bán các sản phẩm của mình kinh doanh, tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến và thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương trước khi đăng bán mỹ phẩm.
Nguyên tắc cơ bản là khi kinh doanh có lợi nhuận thì phải nộp thuế và pháp luật chỉ loại trừ một số trường hợp đối với kinh doanh nhỏ lẻ mà thôi. Đối với cá nhân kinh doanh, việc xác định một cá nhân có phải nộp thuế hay không sẽ dựa theo doanh thu hàng năm của cá nhân đó. Cụ thể như sau:
– Cá nhân có doanh thu trong một năm dương lịch từ 100.000.000 đồng trở xuống: không phải nộp thuế
– Cá nhân có doanh thu trong năm dương lịch trên 100.000.000 đồng phải nộp 03 loại thuế sau:
Vậy, làm sao để xác định doanh thu của mình trên hay dưới 100.000.000 đồng?
Pháp luật hiện hành quy định, cá nhân thuộc diện nộp thuế sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán, tức áp thuế dựa vào doanh thu tính thuế.
Mức nộp và thời hạn nộp các loại thuế như sau:
– Lệ phí môn bài:
– Thuế Thu nhập cá nhân và Thuế Giá trị gia tăng:
Tiền thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế GTGT | x | Tỷ lệ thuế GTGT |
Tiền thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNCN | x | Tỷ lệ thuế TNCN |
Đối với hoạt động bán hàng online được xem là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa, do đó, tỷ lệ thuế GTGT là 1% và tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% (b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Thời hạn nộp:
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề
Trường hợp cá nhân mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh (điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019).
+ Thời hạn nộp tiền thuế: Căn cứ Thông báo nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của quý (Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Vì cá nhân kinh doanh cũng nộp thuế theo phương pháp khoán giống với hộ kinh doanh nên để hiểu rõ hơn về cách xác định doanh thu tính thuế, cách tính, hồ sơ khai thuế gồm những gì, thời hạn nộp,… mời Quý bạn đọc click vào link sau để được hướng dẫn chi tiết:
>>XEM THÊM:Cách xác định doanh thu tính thuế, cách tính, hồ sơ khai thuế gồm những gì, thời hạn nộp
Hoạt động kinh doanh online mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho nhiều cá nhân. Người bán chỉ cần đăng tải thông tin, livestream bán các sản phẩm, khi đó, người mua có nhu cầu sẽ đặt và nhận hàng trong vài ngày, hầu hết các hình thức thanh toán đều bằng tiền mặt và không hề có hóa đơn. Thực tế, nhiều cá nhân kinh doanh có trường hợp không biết hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ thuế, do đó, mà tình trạng thất thu ngân sách nhà nước diễn ra do không có hóa đơn chứng từ chứng minh
Chính vì thế, để siết chặt việc kinh doanh online, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2020, quy định về việc ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế cho cơ quan thuế.
Cụ thể, theo đề nghị của cơ quan thuế, ngân hàng sẽ cung cấp thông tin tài khoản như tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản, ngày mở /đóng tài khoản và cập nhật các thông tin này hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp.
Tuy nhiên, trường hợp thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế và các biện pháp cưỡng chế thì khi có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thuế, ngân hàng sẽ cung cấp cả các thông tin như: các giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch.
Bên cạnh đó, khi cá nhân bán hàng online qua các sàn giao dịch điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… thì sẽ được cơ quan thuế quản lý chặt chẽ, do muốn bán hàng trên các sàn này thì các cá nhân phải cung cấp tên thật, tài khoản ngân hàng.
Do đó, đối với cá nhân kinh doanh online nào có thu nhập tính thuế trên 100.000.000 đồng/năm thì nên lưu ý vấn đề này và nộp thuế theo đúng quy định để tránh bị các khoản phạt không đáng có.
Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về Kinh doanh online có nộp thuế không?
Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE TƯ VẤN: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Mỹ phẩm là một sản phẩm không thể thiếu không chỉ của nữ giới mà còn của cả nam giới. Do đó, có thể hiểu được sức hấp dẫn mà thị trường kinh doanh mỹ phẩm mang lại cho các nhà đầu tư kinh doanh. Để thực hiện kinh doanh mỹ phẩm một cách hợp pháp, các start-up có thể tham khảo bài viết sau đây của Luật Vạn Tín.
Lựa chọn loại hình công ty muốn kinh doanh, địa điểm kinh doanh, vốn, lĩnh vực hoạt động (bán buôn, sản xuất hay nhập khẩu mỹ phẩm) và các vấn đề khác liên quan.
Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Pháp luật không quy định về mức vốn tối thiểu và vốn tối đa đối với ngành nghề liên quan đến mỹ phẩm (sản xuất, bán buôn, nhập khẩu mỹ phẩm).
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết,…
Lưu ý: Chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD), do đó, các start-up nên xem xét trong khả năng của mình có thể góp đủ vốn.
Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp khai vốn “ảo”, tức chỉ khai về mặt giấy tờ chứ thật chất không hề góp.
Vì kiểm tra việc góp vốn đủ hay không thuộc giai đoạn “hậu kiểm”, nên khi thành lập cơ quan nhà nước không kiểm tra vấn đề này. Do đó, thực tế có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đăng ký vốn điều lệ lớn để thực hiện các mục đích kêu gọi đầu tư hoặc thể hiện năng lực tài chính với đối tác, nhưng vốn thực góp lại thấp hơn rất nhiều vốn điều lệ đã đăng ký (thường gọi là góp vốn ảo). Tuy nhiên, việc khai vốn ảo sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu các hậu quả:
– Có thể ảnh hưởng đến mức nộp lệ phí môn bài.
– Mức phạt từ 10.000.000 đồng lên đến 30.000.000 đồng nếu không góp đủ vốn như đã cam kết (Khoản 4, Điều 13; Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
– Vốn điều lệ càng lớn, trách nhiệm đối với các thành viên, cổ đông càng lớn. Ví dụ, trường hợp giải thể, các thành viên, cổ đông phải cùng nhau trả nợ trong phạm vi số vốn điều lệ ghi trên GPKD (100 tỷ), do đó, dù thực tế có góp ít hơn (10 tỷ) thì cũng phải trả nợ bằng tổng số vốn điều lệ trên GPKD (100 tỷ).
Do đó, các start-up nên xem xét trong khả năng của mình để lựa chọn mức vốn phù hợp.
Sau khi xác định được số vốn và số thành viên công ty, các nhà khởi nghiệp lựa chọn loại hình công ty phù hợp.
Pháp luật hiện hành quy định hiện có 04 loại hình công ty:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: công ty có tối thiểu hai đến tối đa là dưới 50 thành viên thành viên là cá nhân hoặc tổ chức, các thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ cam kết góp vào công ty.
Công ty TNHH một thành viên: công ty chỉ có một thành viên là cá nhân hoặc tổ chức, tự chịu trách nhiệm bằng số vốn điều lệ cam kết góp vào công ty.
Công ty cổ phần: tối thiểu phải có 3 cổ đông sáng lập (cá nhân hoặc tổ chức), không giới hạn tối đa, các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh: phải có tối thiểu 02 thành viên hợp danh (cá nhân) – chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, còn có thể có thêm các thành viên góp vốn – chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
Trên thực tế, do tính linh động và giới hạn trách nhiệm của mình nên công ty TNHH và công ty cổ phần là 2 loại hình công ty phổ biến nhất. Do đó, tùy theo nhu cầu và điều kiện mà các start-up có thể lựa chọn cho mình loại hình phù hợp.
>>>Xem thêm: So sánh Công ty TNHH và Công ty cổ phần.
CSPL: Điều 37-41 Luật Doanh nghiệp 2020; Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Khi đặt tên công ty, các start-up cần lưu ý các vấn đề sau:
– Tên tiếng Việt: bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Tên viết tắt: được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Không được đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
>>> Xem thêm: Thế nào là tên bị trùng, tên gây nhầm lẫn?
Một lưu ý lớn về lựa chọn địa chỉ trụ sở công ty cho các start-up là: Không được sử dụng nhà chung cư, nhà ở tập thể dùng để ở để làm địa chỉ trụ sở (Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014).
Do đó, khi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích kinh doanh thì phải xuất trình được tài liệu chứng minh địa chỉ dự định đặt trụ sở được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo dự án phê duyệt (thông thường là officetel).
Bên cạnh đó, khi thành lập công ty, các start-up phải đăng ký số điện thoại (di động hoặc bàn) hoặc email.
Trước khi mở công ty kinh doanh mỹ phẩm, các start-up cần xác định xem công ty có hoạt động nhập khẩu, sản xuất hay bán mỹ phẩm trực tuyến không. Từ đó, xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số mã ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm (căn cứ theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg):
2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh.
Chi tiết: Sản xuất mỹ phẩm
4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn mỹ phẩm
4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ
Chi tiết: Bán lẻ mỹ phẩm lưu động hoặc tại chợ
8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân đâu vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập nhẩu mặt hàng công ty kinh doanh
4791: Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
Và các ngành nghề khác liên quan.
Để thuận lợi cho việc kinh doanh và tránh các tranh chấp sau này, các start-up nên phân chia cụ thể quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, xác định số vốn, thời hạn góp và các chức danh cụ thể (Chủ tịch, Giám đốc, Kế toán,…). Mọi thỏa thuận nên lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của các bên.
Để được kinh doanh hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, các nhà khởi nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trình tự và thủ tục thực hiện:
Bước 1: Sau khi lựa chọn được loại hình, tên, địa chỉ doanh nghiệp. Chuẩn bị đầy đủ một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
+ Bước 2: Nộp hồ sơ online tại trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn
+ Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ online, nhận thông báo hồ sơ hợp lệ, sau đó đem bộ hồ sơ đã nộp online kèm theo Biên nhận và Thông báo hợp lệ nộp trực tiếp tại Sở KHĐT
+ Bước 4: Sau 01 ngày làm việc, đến Phòng trả kết quả nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD).
– Đặt con dấu cho doanh nghiệp
– Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có GPKD, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tùy vào cơ quan thuế mà sẽ yêu cầu hồ sơ khác nhau. Thông thường, hồ sơ khai thuế ban đầu bao gồm:
+ Đơn đăng ký hình thức kế toán
+ Đơn đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc
+ Quyết định bổ nhiệm phụ trách kế toán
– Đặt hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn
>>>Xem thêm:Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế nào?
Đối với những công ty có hoạt động sản xuất mỹ phẩm, trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải xin được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đến Sở Y tế (Điều 9, Nghị định 93/2016/NĐ-CP).
– Điều kiện xét cấp
Căn cứ Điều 4, Nghị định Nghị định 93/2016/NĐ-CP, để được xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Quý Khách hàng phải có cơ sở sản xuất đáp ứng được các điều kiện:
+ Trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
+ Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
Sau khi đã có cơ sở sản xuất đủ điều kiện yêu cầu, Doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Điều 4, Nghị định Nghị định 93/2016/NĐ-CP, hồ sơ một bộ bao gồm:
– Bước 2: Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Sở Y tế tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.
– Bước 3: Trong vòng 02 ngày làm việc, nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định => được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
– Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Sau khi xin được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Doanh nghiệp được quyền sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên để bán ra thị trường, Quý Khách hàng phải thực hiện công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm (Căn cứ Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý kinh doanh mỹ phẩm).
Thủ tục công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm sẽ được hướng dẫn chi tiết ở bài viết sau.
Đối với hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về bán, Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục để có thể nhập hàng về Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý kinh doanh mỹ phẩm thì “Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường”.
Như vậy, trước khi làm thủ tục thông quan tại Cảng khi nhập hàng, Doanh nghiệp cần phải tiến hành hoạt động công bố lưu hành sản phẩm tại Việt Nam và được cấp số trên Phiếu tiếp nhận. Khi đó mỹ phẩm mới có thể được cơ quan Hải quan đồng ý hay từ chối việc thông quan thông qua việc kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ trong việc mở tờ khai Hải quan, trong đó có Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trường hợp các nhà khởi nghiệp muốn mở rộng việc kinh doanh bằng cách bán mỹ phẩm online. Doanh nghiệp thực hiện bán mỹ phẩm online thông qua các phương thức sau:
Đối với phương thức này doanh nghiệp tự lập một website riêng và chỉ đăng bán các sản phẩm của mình kinh doanh, tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến và thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương trước khi đăng bán mỹ phẩm.
Đăng ký tài khoản, ký kết hợp đồng với chủ website và tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến.
Tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến.
Lưu ý: Khi kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online, đương nhiên Doanh nghiệp sẽ có chiến lược marketing riêng, tuy nhiên phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và tuân thủ các quy định về quảng cáo.
Sau khi thực hiện hết các bước ở trên là các start-up đều có thể kinh doanh ngay, và lưu ý thực hiện các công việc sau khi thành lập như sau:
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…
Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về Thủ tục mở công ty kinh doanh mỹ phẩm?
Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Tháng 3 luôn là một trong các tháng bận rộn nhất trong năm của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong tháng này, doanh nghiệp không chỉ cần thực hiện đầy đủ những công việc định kỳ mà còn phải hoàn thiện việc quyết toán thuế và báo cáo tài chính. Do đó, để giảm bớt gánh lo cho Quý doanh nghiệp, Luật Vạn Tín sẽ điểm lại những công việc quan trọng mà doanh nghiệp cần phải hoàn thành trong tháng 3 năm 2021.
(áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng).
Lưu ý: Nếu trong tháng 02/2021 không phát sinh khấu trừ thuế thuế thu nhập cá nhân thì vẫn phải thực hiện kê khai.
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20/3
– Căn cứ:
(áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng).
Lưu ý: Nếu trong tháng 02/2021 không phát sinh khấu trừ thuế thuế giá trị gia tăng thì vẫn phải thực hiện kê khai.
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20/3
– Căn cứ:
Nộp bổ sung tiền thuế TNDN + TNCN nếu quyết toán có chênh lệch so với tạm tính quý.
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31/3
– Căn cứ: Khoản 2, Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31/3
– Căn cứ: Khoản 2, Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31/3
– Căn cứ: Khoản 2, Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019
Lưu ý: Trường hợp trong tháng 02/2021, nếu không có thay đổi về số lượng người lao động thì doanh nghiệp không phải thực hiện thông báo.
– Thời hạn: Trước ngày 03/3
– Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Áp dụng với đối tượng nộp theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng (kể cả khi không sử dụng hóa đơn), gồm:
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20/3
– Căn cứ: Khổ thứ 2 Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31/3
– Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Lưu ý: Doanh nghiệp đã thành lập hay chưa thành lập Công đoàn cơ sở vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
– Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31/3
– Căn cứ: Điều 5, Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP
Trên đây là các công việc mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 3 năm 2021. Doanh nghiệp lưu ý nộp đúng hạn để tránh các khoản phạt không đáng có. Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE TƯ VẤN: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
>>>Mức phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế: nam-2021-cham-nop-ho-so-khai-thue-doanh-nghiep-bi-phat-len-den-25-trieu-dong
Trong thời đại 4.0, việc kinh doanh online ngày càng phát triển mạnh mẽ, cộng với đó là nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng, chính vì thế mà việc kinh doanh mỹ phẩm online ngày càng được nhiều người lựa chọn, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian, chi phí. Do đó, nhằm đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước thì việc kinh doanh mỹ phẩm online cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định.
Vậy, kinh doanh mỹ phẩm online có cần phải đăng ký kinh doanh không? Trình tự, thủ tục bao gồm những gì? Có phải đóng thuế không? Phải đóng những loại thuế nào? Có cần phải xin thêm giấy phép con gì không?
– Bước 1: Xác định hoạt động bán mỹ phẩm online của mình có bao gồm sản xuất, nhập khẩu hay đã có (dự định mở) cửa hàng không. Từ đó xác định có phải đăng ký kinh doanh không.
– Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (nếu có)
– Bước 3: Xác định các loại thuế phải nộp
– Bước 4: Xin các loại giấy phép con (nếu có)
– Bước 5: Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Trước hết, phải xem xét hoạt động này có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh (tức phải thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp) không.
Đầu tiên, phải xét đến việc Quý Khách hàng ngoài việc bán online mỹ phẩm thì có sản xuất mỹ phẩm không, có nhập khẩu mỹ phẩm không, đã có cửa hàng cố định hay chưa, vì các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc Quý Khách hàng có phải đăng ký kinh doanh hay không.
Trường hợp 1: Chỉ bán mỹ phẩm online và không sản xuất, không nhập khẩu mỹ phẩm
Ở trường hợp này, Quý khách hàng chỉ bán online mỹ phẩm chứ không sản xuất hay nhập khẩu, thì ta chỉ xét đến hoạt động kinh doanh mỹ phẩm online thì có phải đăng ký kinh doanh không.
Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại không là thương nhân và không phải đăng ký kinh doanh, trong đó bao gồm cá nhân thực hiện hoạt động:
“e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Như vậy, trong trường hợp này Quý Khách hàng được xem là một cá nhân hoạt động thương mại độc lập, tự do. Nếu chỉ bán hàng online mà không có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng,… thì không bắt buộc phải đăng kí kinh doanh, trừ những mặt hàng pháp luật cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp 2: Có sản xuất mỹ phẩm (mỹ phẩm handmade)
Ở trường hợp này, ta xét đến hoạt động sản xuất mỹ phẩm vì nó là yếu tố quyết định Quý Khách hàng có phải đăng ký kinh doanh không.
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định: “Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.”
Bên cạnh đó, ngành nghề kinh doanh sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (theo Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020), nên pháp luật quy định rất cụ thể về điều kiện nhà xưởng, kho bảo quản,… Mà một khi đã có nhà xưởng, địa điểm kinh doanh cố định đồng nghĩa với việc Quý Khách hàng phải đăng ký kinh doanh.
Do đó, khi sản xuất mỹ phẩm phải đăng ký kinh doanh.
Trường hợp 3: Có nhập khẩu mỹ phẩm
Trường hợp Quý Khách hàng chỉ bán mỹ phẩm nhập khẩu online thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,…), sàn giao dịch điện tử (Shopee, Lazada,..) và không có cửa hàng thì không cần phải đăng ký kinh doanh, vì pháp luật chưa quy định cụ thể đối với hoạt động kinh doanh này.
Trường hợp có cửa hàng và bán các loại mỹ phẩm nhập khẩu thì Quý khách hàng phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các quy định về nhập khẩu hàng hóa để tránh bị phạt khi cơ quan nhà nước xuống kiểm tra (như phải xuất trình được hóa đơn chứng từ nhập khẩu, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm,…).
Lưu ý: Trường hợp mở cửa hàng (shop) thì phải đăng ký kinh doanh, bất kể có hay không hoạt động sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm.
Có hai mô hình kinh doanh cho Quý khách hàng lựa chọn là Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp.
Xem thêm: So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp
+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
+ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, nộp lệ phí và nhận về Giấy biên nhận
+ Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
– Cơ quan giải quyết: Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện
– Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Xem thêm: Các lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh
Pháp luật hiện hành quy định có 04 loại hình doanh nghiệp:
– Công ty TNHH (TNHH một thành viên, TNHH hai thành viên trở lên)
– Công ty cổ phần
– Doanh nghiệp tư nhân
– Công ty hợp danh
Tuy nhiên, phổ biến nhất là loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần, trường hợp chỉ một cá nhân thì nên thành lập Công ty TNHH một thành viên.
Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:
a) Xin cấp Giấy phép kinh doanh
+ Bước 1: Sau khi lựa chọn được loại hình, tên, địa chỉ doanh nghiệp. Chuẩn bị đầy đủ một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
+ Bước 2: Nộp hồ sơ online tại trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
+ Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ online, nhận thông báo hồ sơ hợp lệ, sau đó đem bộ hồ sơ đã nộp online kèm theo Biên nhận và Thông báo hợp lệ nộp trực tiếp tại Sở KHĐT
+ Bước 4: Sau 01 ngày làm việc, đến Phòng trả kết quả nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GPKD).
b) Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có GPKD, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tùy vào cơ quan thuế mà sẽ yêu cầu hồ sơ khác nhau. Thông thường, hồ sơ khai thuế ban đầu bao gồm:
+ Đơn đăng ký hình thức kế toán
+ Đơn đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc
+ Quyết định bổ nhiệm phụ trách kế toán
>>Xem thêm: Các lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp
Lưu ý:
– Trường hợp bán mỹ phẩm online qua các trang mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử thì chỉ cần tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
– Trường hợp bán mỹ phẩm online thông qua website của chính người bán tạo lập thì người bán hàng phải thực hiện thủ tục thông báo website bán hàng trực tuyến với Bộ Công thương.
Xem thêm: Thủ tục thông báo website bán hàng trực tuyến với Bộ Công thương.
CSPL: Thông tư 92/2015/TT-BTC, Nghị định 139/2016/NĐ-CP
Nguyên tắc cơ bản là khi kinh doanh có lợi nhuận thì phải nộp thuế và pháp luật chỉ loại trừ một số trường hợp đối với kinh doanh nhỏ lẻ mà thôi. Do đó, dù có hay không đăng ký kinh doanh thì Quý Khách hàng vẫn phải nộp thuế nếu thuộc trong các trường hợp sau:
– Trường hợp không đăng ký kinh doanh: có doanh thu trong năm dương lịch trên 100.000.000 đồng phải nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng (mức nộp, thời hạn nộp và phương pháp tính thuế giống với hộ kinh doanh).
>>Xem chi tiết:Các loại thuế phải nộp
– Trường hợp đăng ký kinh doanh:
+ Các loại thuế mà hộ kinh doanh có doanh thu trên 100.000.000/năm phải nộp:
+ Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp:
Ngoài ra, nếu nhập khẩu mỹ phẩm còn phải chịu Thuế nhập khẩu, Lệ phí hải quan,…
Đối với những Quý Khách hàng sản xuất mỹ phẩm, trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải xin được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đến Sở Y tế (Điều 9, Nghị định 93/2016/NĐ-CP).
– Điều kiện xét cấp
Căn cứ Điều 4, Nghị định Nghị định 93/2016/NĐ-CP, để được xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Quý Khách hàng phải có cơ sở sản xuất đáp ứng được các điều kiện:
+ Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
Sau khi đã có cơ sở sản xuất đủ điều kiện yêu cầu, Quý Khách hàng thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Điều 4, Nghị định Nghị định 93/2016/NĐ-CP, hồ sơ một bộ bao gồm:
– Bước 2: Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Sở Y tế tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.
– Bước 3: Trong vòng 02 ngày làm việc, nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nộp lệ phí thẩm định theo quy định.
Trường hợp nhận được Thông báo sửa đổi, bổ sung thì sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn, sau đó nộp lại hồ sơ.
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định => được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
– Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Sở Y tế nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Sau khi xin được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, Quý khách hàng được quyền sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên để bán ra thị trường, Quý Khách hàng phải thực hiện công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm (Căn cứ Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý kinh doanh mỹ phẩm).
Thủ tục công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm sẽ được hướng dẫn chi tiết ở bài viết sau.
Đối với hoạt động nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về bán, Quý Khách hàng phải thực hiện thủ tục để có thể nhập hàng về Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý kinh doanh mỹ phẩm thì “Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường”.
Như vậy, trước khi làm thủ tục thông quan tại Cảng khi nhập hàng, Quý khách hàng cần phải tiến hành hoạt động công bố lưu hành sản phẩm tại Việt Nam và được cấp số trên Phiếu tiếp nhận. Khi đó mỹ phẩm mới có thể được cơ quan Hải quan đồng ý hay từ chối việc thông quan thông qua việc kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ trong việc mở tờ khai Hải quan, trong đó có Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Lưu ý: Trường hợp Quý Khách hàng chỉ bán online thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,…), sàn giao dịch điện tử (Shopee, Lazada,..) và không mở cửa hàng thì bỏ qua mục này, vì pháp luật chưa quy định cụ thể đối với hoạt động kinh doanh này nên chỉ cần tuân thủ các quy định về bán hàng trực tuyến theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Sau khi có GPKD hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, Quý Khách hàng phải thực hiện các thủ tục sau khi thành lập để phục vụ hoạt động kinh doanh, như khai thuế ban đầu, xin cấp giấy phép con (nếu có), đặt hóa đơn, treo biển hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…`
>>>Xem chi tiết tại: những vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp
Khi bán hàng online, đương nhiên ít nhiều Quý Khách hàng sẽ có chiến lược marketing của riêng mình, đặc biệt là về quảng cáo. Tuy nhiên, pháp luật quy định rất chặt chẽ về vấn đề này và đưa ra các hoạt động bị cấm trong quảng cáo (căn cứ Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012):
Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về Kinh doanh mỹ phẩm online cần làm thủ tục pháp lý gì?
Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: facebook.com/thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Tháng 01 đầu năm là lúc các Doanh nghiệp tất bật khai và nộp lệ phí môn bài hằng năm, vậy còn các Doanh nghiệp đang tạm ngừng hoặc dự định tạm ngừng sẽ như thế nào? Có phải nộp lệ phí môn bài cho năm 2021 không? Luật Vạn Tín xin phân tích các quy định mới nhất và đưa ra câu trả lời, ví dụ cụ thể mong được Quý Doanh nghiệp cập nhật và áp dụng.
Căn cứ Điểm b, khoản 2, Điều 1 Nghị định 22/2020 có hiệu lực thi hành ngày 25/02/2020 và Khoản 4, Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành ngày 23/08/2020 quy định:
“Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”
Như vậy, Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh muốn được miễn lệ phí môn bài phải thỏa mãn 03 điều kiện:
Lưu ý: Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho Sở KHĐT chậm nhất trước 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng (Khoản 1, Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020).
Do đó, để được tạm ngừng trước thời hạn nộp lệ phí môn bài, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tạm ngừng cho Sở KHĐT 03 ngày làm việc trước ngày 30/01 (chưa kể thời gian duyệt hồ sơ online trên Cổng thông tin, nếu có).
VD1: Thời hạn doanh nghiệp tạm ngừng là từ ngày 29/01/2021 đến 31/12/2021, thì chậm nhất là ngày 26/01/2021, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tạm ngừng lên Sở KHĐT (trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, doanh nghiệp phải cộng thêm thời gian đợi Cổng thông tin duyệt hồ sơ).
Trường hợp không thỏa mãn một trong 03 điều kiện trên đều phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm.
VD2: Doanh nghiệp A đã gửi Thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Sở KHĐT và được chấp thuận, thời gian tạm ngừng từ ngày 01/07/2020 đến hết ngày 30/06/2021. Hỏi, Doanh nghiệp A có phải nộp lệ phí môn bài cho năm 2021 không?
Trả lời: Doanh nghiệp A vẫn phải đóng lệ phí môn bài cho năm 2021, do thời gian tạm ngưng của Doanh nghiệp A không nằm trong 01 năm dương lịch (kéo dài năm 2020, 2021).
VD3: Ngày 11/01/2021, Doanh nghiệp nộp hồ sơ tạm ngừng từ ngày 20/01/2021 đến hết 31/12/2021 lên Cổng thông tin Quốc gia; ngày 15/01/2021, nhận được thông báo hợp lệ, DN tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, được biết, doanh nghiệp chưa nộp lệ phí môn bài cho năm 2021 này. Hỏi, doanh nghiệp này có phải nộp lệ phí môn bài cho năm 2021 không?
Trả lời: Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm 2021. Vì:
– Thời gian tạm ngừng của Doanh nghiệp nằm trong khoảng thời gian của một năm dương lịch
– Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng đến Sở KHĐT trước thời hạn phải nộp lệ phí môn bài của năm 2021, tức trước 30/01/2021
– Doanh nghiệp chưa nộp lệ phí môn bài cho năm 2021, và cũng không vi phạm thời hạn chậm nộp do luật quy định thời hạn nộp chậm nhất là 30/01/2021.
=> Từ 3 căn cứ trên, dù không tạm ngừng trọn một năm nhưng Doanh nghiệp có đủ cơ sở để không nộp lệ phí môn bài cho năm 2021.
Đây là một điểm mới so với Khoản 3, Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC: “Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm”, theo đó, Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì mới không nộp lệ phí môn bài.
NHƯ VẬY:
Do đó, nếu có ý muốn tạm ngừng kinh doanh trong năm 2021, Quý Doanh nghiệp nên tranh thủ nộp cho Sở KHĐT hồ sơ tạm ngừng kinh doanh ngay từ bây giờ để không phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật Vạn Tín về việc Năm 2021, Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài?
Nội dung bài viết và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE TƯ VẤN: 090 476 2880 – 090 282 6558
WEBSITE: Thuviendoanhnghiep.vn
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh luôn là vấn đề được các start-up đưa ra hàng đầu, luôn đặt ra các câu hỏi như giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp thì thành lập cái nào tốt hơn, về nghĩa vụ thuế có gì khác nhau không? Mô hình nào chịu thuế nhiều hơn? Ưu và khuyết điểm của hai mô hình này là gì?
Trước hết, khách hàng cần nắm được Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp và có nhiều điểm khác biệt so với doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về 2 mô hình kinh doanh này, mời Quý Khách hàng cùng Luật Vạn Tín đi vào tìm hiểu những đặc điểm khái quát của doanh nghiệp và của hộ kinh doanh.
Giống: Đều là mô hình kinh doanh được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Khác:
Từ bảng so sánh trên, ta có thể rút ra được ưu nhược điểm điển hình của hộ kinh doanh và doanh nghiệp như sau:
-Ưu, khuyết điểm của doanh nghiệp:
+ Ưu điểm:
+Khuyết điểm:
-Ưu, khuyết điểm của hộ kinh doanh:
+ Ưu điểm:
Thứ nhất, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế
Thứ hai, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở lên/năm và không thuộc trường hợp bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp kê khai: chỉ chịu 03 loại thuế và nộp thuế theo phương pháp khoán tức áp theo phần trăm của doanh thu tùy vào lĩnh vực kinh doanh. Mỗi năm chỉ khai thuế một lần, không phải quyết toán thuế. Mức lệ phí môn bài cũng thấp hơn so với doanh nghiệp. Xem chi tiết tại link: Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế nào?
+ Khuyết điểm:
Như vậy, có thể nói Hộ kinh doanh phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai. Còn doanh nghiệp phù hợp với cá nhân, tổ chức có mục tiêu kinh doanh lớn, mở rộng thị trường hoạt động, sản xuất kinh doanh bài bản, dễ phát triển trong tương lai, tạo được vị thế nhất định trong thị trường kinh doanh.
Theo đó, việc lựa chọn loại hình nào cũng đều có những ưu, nhược điểm nhất định, Quý Khách hàng cần cân nhắc theo tình hình thực tế và dự định phát triển trong tương lai để có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về vấn đề “Nên thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh”. Hy vọng phần nào giúp Quý khách hàng giải đáp được thắc mắc của mình.
Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE TƯ VẤN: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: https://www.facebook.com/thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Theo quy định của pháp luật, Hộ kinh doanh phải nộp 03 loại thuế chính sau: Lệ phí môn bài; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế phí này nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm của hộ. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh cũng có nhiều điểm khác biệt so với doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời Quý Khách hàng cùng Luật Vạn Tín đi vào chi tiết của bài viết.
Mức lệ phí môn bài của hộ kinh doanh được xác định dựa vào tổng doanh thu trong một năm của hộ, chứ không dựa vào số vốn điều lệ như các doanh nghiệp.
Căn cứ Khoản 3, Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC, Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì, Hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.
Từ năm thứ hai (02) tức từ năm sau năm thành lập trở đi, mức nộp lệ phí môn bài hàng năm của hộ kinh doanh được quy định như sau:
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Cũng như lệ phí môn bài, hộ kinh doanh có doanh thu trên 100.000.000 đồng/năm thì phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Khác với Doanh nghiệp phải khai thuế theo phương pháp kê khai, hộ kinh doanh được quyền kê khai theo phương pháp khoán, không phải quyết toán thuế và số tiền thuế này sẽ do cơ quan thuế áp lên tùy vào doanh thu của hộ.
Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh có doanh thu và số lao động đạt mức cao nhất của doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải nộp thuế theo phương pháp kê khai. Chi tiết về vấn đề này sẽ được cập nhật ở cuối bài viết.
– Xác định thuế phải nộp
Điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp được tính như sau:
Tiền thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế GTGT | x | Tỷ lệ thuế GTGT |
Tiền thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNCN | x | Tỷ lệ thuế TNCN |
Như vậy, để tính được số thuế phải nộp thì trước hết phải xác định và tính được doanh thu và tỷ lệ tính thuế theo từng ngành, lĩnh vực, cụ thể:
Theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, doanh thu tính thuế được quy định như sau:
+ Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Nghĩa là: Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của cơ quan thuế thì:
Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề…
+ Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tùy từng ngành, lĩnh vực kinh doanh mà tỷ lệ thuế được quy định khác nhau, cụ thể:
Trên đây là cách tính thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán. Theo đó, hộ kinh doanh thu trên 100 triệu/năm phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT với tỷ lệ thấp nhất là 1,5%/doanh thu và cao nhất là 7%/doanh thu, trừ trường hợp cho thuê tài sản như cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, phương tiện vận tải (phải nộp 10%/doanh thu).
Ví dụ:
Chị A mở cửa hàng kinh doanh quán ăn.
Khi đăng ký hộ kinh doanh, không xác định được Doanh thu tính thuế khoán. Nên cơ quan thuế ấn định doanh thu thuế khoán của chị A là 10.000.000 đồng/tháng.
Như vậy, cách tính thuế khoán phải nộp như sau:
– Số tiền môn bài phải nộp: 300.000 đồng/năm
– Số thuế GTGT phải nộp: 10.000.000 x 5% = 500.000 đồng/tháng
– Số thuế TNCN phải nộp: 10.000.000 x 2% = 200.000 đồng/tháng
Ngoài ra, Quý 2 chị A còn xuất 10 hóa đơn bán hàng (mua của Chi cục thuế) với tổng doanh thu là 20.000.000 đồng
=> Quý 2 ngoài việc nộp thuế hàng tháng như trên, chị A còn phải nộp thêm: 20.000.000 x 4,5% = 900.000
– Thời điểm xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
– Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
– Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế như sau:
+ Hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.
+ Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
1.2.3 Hồ sơ khai thuế khoán
Từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.
Hồ sơ khai thuế bao gồm:
– Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC
1.2.4 Thời hạn nộp
a) Hồ sơ khai thuế khoán
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán đối với hộ, cá nhân kinh doanh được quy định rõ tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
“Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh”.
Ví dụ: Hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán năm 2022 chậm nhất là ngày 15/12/2021.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
Ví dụ: Quý 01/2020 gồm 03 tháng: Tháng 1,2,3 => Hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày 30/04/2020
b) Tiền thuế:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
– Căn cứ Thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.
– Trường hợp có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
Nộp thuế tại một trong các điểm sau:
– Tại Kho bạc Nhà nước;
– Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
– Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;
– Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh không được quyền sử dụng hóa đơn GTGT (Hóa đơn đỏ), do hộ kinh doanh không tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà tính theo phương pháp trực tiếp lấy tỷ lệ phần trăm nhân với doanh thu. Do vậy, hộ kinh doanh chỉ được sử dụng loại hóa đơn là hóa đơn bán hàng trực tiếp do cơ quan thuế bán (Khoản 1, Điều 11, Thông tư 39/2014/TT-BTC). Tùy theo nhu cầu, mà có thể mua nguyên cuốn (50 số hóa đơn) hoặc hóa đơn riêng lẻ theo từng lần phát sinh.
Chính vì việc không xuất được hóa đơn GTGT cho khách hàng, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn của hộ kinh doanh, vì cơ bản, đối với các khách hàng là doanh nghiệp, đa phần sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ (tức khi có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì họ sẽ được đưa khoản chi phí mua hàng vào chi phí được trừ của tổng doanh thu, để không phải bị tính thuế khoản đó), thì khi mua hàng, các doanh nghiệp này sẽ yêu cầu xuất hóa đơn GTGT để họ có thể đưa vào chi phí kinh doanh. Do vậy, cơ hội kinh doanh, cạnh tranh của hộ kinh doanh cũng hạn chế so với các loại hình khác hơn rất nhiều.
LƯU Ý: CHUYỂN ĐỔI HỘ KHOÁN SANG NỘP THUẾ THEO KÊ KHAI
Quốc hội đã ban hành Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực từ 01/7/2020, theo đó cá nhân nộp thuế theo phương pháp kê khai ổn định (Hộ khai thuế ổn định) được xác định:
– Cá nhân kinh doanh quy mô lớn theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế “5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai”.
Cụ thể, các hộ kinh doanh có quy mô như sau phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai:
+ Hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: có tổng doanh thu từ 3.000.000.000 đồng trở lên và tổng số lao động từ 10 người trở lên.
+ Hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có tổng doanh thu từ 10.000.000.000 đồng trở lên và tổng số lao động từ 10 người trở lên.
Để triển khai việc chuyển đổi hộ khoán sang nộp thuế theo kê khai, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về lộ trình triển khai. Trong thời gian chưa có hướng dẫn của Bộ Tài chính các hộ kinh doanh đáp ứng là Hộ khai thuế ổn định nêu trên vẫn thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khoán.
Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế nào? Có được xuất hóa đơn không?
Nội dung tư vấn và quy định được dẫn chiếu trong bài viết này là tại thời điểm tư vấn và có thể không còn hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện, vui lòng liên hệ:
HOTLINE TƯ VẤN: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: https://www.facebook.com/thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Căn cứ Điều 79, Nghị định 01/2021 / NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/01/2021:
Hộ kinh doanh làm một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ gia đình.
Lưu ý: Không phải đăng ký hộ kinh doanh đối với:
Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nghề nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, bảo hiểm, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, dịch vụ có thu nhập thấp, trừ trường hợp kinh doanh các ngành học, đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thấp nhập áp dụng trên phạm vi địa phương.
1.2 Đặc điểm
– Không có tư cách nhân
– Trách nhiệm đối với các khoản nợ: Cá nhân, các thành viên trong gia đình đăng ký kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc, nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ, hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ
– Chủ sở hữu thành lập chỉ có thể là cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình và là công dân Việt Nam
– Phạm vi hoạt động: chỉ trong phạm vi toàn quốc
– Chủ sở hữu thể thiết lập hộ kinh doanh là một trong hai đối tượng nhóm sau:
+ Một cá nhân thành lập, đồng thời là chủ hộ kinh doanh
+ Các thành viên trong gia đình thành lập, cấp quyền cho một người trong việc bảo hộ đại diện, khi đó, người này là chủ hộ kinh doanh.
=> Có thể thấy, từ ngày 04/01/2021, chủ hộ kinh doanh không còn là hộ gia đình nữa, thay vào đó mọi người được thành viên trong gia đình quyền làm đại diện hộ kinh doanh sẽ là chủ hộ kinh doanh đó.
=> Đồng thời, theo quy định mới, “nhóm cá nhân Việt Nam” được quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015 / NĐ-CP không được thành lập hộ kinh doanh. This thing is get also range of about object to set up the kinh doanh, from 03 group object down and 02 group object.
Điều kiện đối với chủ thể thành lập hộ kinh doanh:
Cá nhân, thành viên hộ gia đình phải trả lời các điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam có năng lực điều hành toàn bộ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hỗ trợ kinh doanh theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:
Lưu ý: Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được xếp hạng nhất của các thành viên hợp danh. render.
– tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành phần theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
+ Riêng tên của hộ kinh doanh.
Riêng tên được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu phạm vi truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã được đăng ký trong phạm vi cấp huyện .
– Mỗi hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một trụ sở kinh doanh.
– Ngoài trụ sở hộ kinh doanh đã đăng ký, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm kinh doanh, nhưng phải thông báo cho Cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường đối với các địa điểm kinh doanh này.
Lưu ý:
– Không thể sử dụng nhà chung cư, nhà ở tập thể làm địa điểm kinh doanh (trừ nhà chung cư có mục đích được xây dựng có mục tiêu sử dụng hợp nhất để ở và kinh doanh, tuy nhiên, khi cơ quan thuế xuống kiểm tra tra, quý khách hàng phải có giấy tờ chứng minh cho công việc nhà chung cư đó được phép kinh doanh) (căn cứ Điều 6, Luật Nhà ở 2014)
– Đối với công việc kinh doanh một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Quý khách hàng phải bảo đảm được địa chỉ kinh doanh đó đáp ứng được yêu cầu theo quy định như về diện tích, hệ thống, hoạt động cấu trúc,…
Ví dụ: Căn cứ Điều 4, Nghị định 54/219 / NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 01/09/2019, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, trong đó có quy định:
– Phòng hát phải có tích diện sử dụng từ 20 m2 trở lên, không chỉ phụ chương trình;
– Không đặt chốt cửa trong phòng hát hoặc đặt báo động thiết bị (trừ các thiết bị báo cháy);
– Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, thứ tự.
Trước khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh, Quý Khách hàng phải xác định được nguồn vốn kinh doanh của mình để có tài sản ban đầu nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, luật không quy định tối đa số vốn hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh. Do đó, đăng ký số vốn bao nhiêu phần trăm là thuộc tính của Quý Khách hàng và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà Quý Khách hàng đăng ký muốn hướng đến.
Việc chọn số vốn kinh doanh cũng thuộc về kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh. If is support new kinh doanh not have the experience in the Operating, manager of business business, thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi công việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần thì mới nên đăng ký tăng vốn kinh doanh lên cao hơn.
>>> Từ lĩnh vực dự định kinh doanh, Quý Khách hàng tra cứu ngành tương ứng theo đường link : https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx
Vi dụ: Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất, bán đồ điện gia dụng, Quý khách hàng ấn “Ctrl” “F”, sau đó tìm kiếm các từ khóa “sản xuất”, “buôn bán”, “đồ điện gia dụng dụng ”,… sau đó tìm kiếm ngành, nghề kinh doanh phù hợp.
– Riêng với công việc kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như karaoke, sản xuất mỹ phẩm,… thì trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, Quý Khách hàng phải trả lời đầy đủ các điều kiện theo quy định và bảo đảm trả lời các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động (Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020).
– Bên cạnh đó, có một số ngành nghề hỗ trợ kinh doanh không được kinh doanh, bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp (tổ chức tín dụng, dịch vụ kế toán, bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,…. )
Cannot limit.
No Lao window start up under 10 people as rule at Nghị quyết 78/2015 / NĐ-CP.
– Đối với việc hộ kinh doanh làm một cá nhân đăng ký và làm chủ: mọi quyền và nghĩa vụ đều thuộc về cá nhân này.
– Đối với kinh doanh của hộ gia đình, do một người đại diện làm chủ hộ: quyền lợi và nghĩa vụ được phân chia như sau:
+ Đối đầu với hộ chủ:
+ Đối mặt với các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh:
Lưu ý: Đối với trường hợp thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ, thì cả chủ và các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ. phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
Đối với kinh doanh có doanh thu trên 100.000.000 đồng / năm và không thuộc các trường hợp được miễn thuế, thì phải nộp các loại thuê sau:
– Lệ phí môn bài hàng năm (được miễn phí trong năm đầu thành lập);
– Gia tăng giá trị;
– Cá nhân Tax Thu nhập.
– Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh gồm các bước cơ bản sau:
+ Bước 1 : Chuẩn bị đầy đủ một (01) bộ hồ sơ, bao gồm:
+ Bước 2 : Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ban nhân sự cấp quận / huyện, nộp lệ phí và nhận về Giấy biên nhận
+ Bước 3 : Sau 03 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ, nhận kết quả tại hồ sơ nộp.
– Cơ quan giải quyết : Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ban nhân sự cấp quận / huyện
– Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp lệ hồ sơ.
Trên đây, là toàn bộ bài viết của Luật Vạn Tín về chủ đề Năm 2021, Thành lập hộ kinh doanh và các vấn đề cần lưu ý.
Nội dung tư vấn và quy định được chiếu trong bài viết này là tại điểm tư vấn và có thể không có hiệu lực tại thời điểm Quý khách hàng đọc bài viết này. Do đó, để được tư vấn chi tiết và hổ trợ thực hiện. Vui lòng liên hệ:
HOTLINE TÙY VẠN: 028 7309 6558 – 090 282 6558
FANPAGE: facebook.com/thuviendoanhnghiep
EMAIL: info@luatvantin.com.vn
Coming soon